Xét xử vụ chạy thận: Vì sao luật sư đưa phong bì cho phía bị hại?

Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương và người nhà nạn nhân tại tòa.
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương và người nhà nạn nhân tại tòa.
TPO - Theo nữ luật sư, việc đưa phong bì cho gia đình các bị hại tại tòa chỉ thể hiện tấm lòng của bà với những người đã khuất, không có động cơ nào khác.

Ngày 24/5, TAND TP Hòa Bình tiếp tục xét xử vụ án vô ý làm chết người khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (BV Hòa Bình).

Đáng chú ý, trước khi tòa làm việc, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - bảo vệ cho Cty Thiên Sơn đã soạn 9 phong bì, đưa cho đại diện của 9 gia đình có người thân thiệt mạng trong vụ án. Được biết, mỗi phong bì có 500 nghìn đồng.

Lý giải việc này, ông Đinh Văn Tính - bố nạn nhân Đinh Thị Thu Hằng cho biết: “Đây là tấm lòng của luật sư Hương, phúng viếng những người đã mất. Không chỉ luật sư Đinh Hương, tất cả các cơ quan ban ngành, các tổ chức, cá nhân đều có tấm lòng đối với người đã mất”.

Được hỏi về việc này, nữ luật sư cho hay, trên phong bì bà đã ghi rõ “Gia đình Luật sư Đinh Hương phúng viếng”. Bà Hương nói: “Đây là vấn đề cá nhân. Tôi gặp các bác gia đình các nạn nhân từ rất lâu rồi, tôi chỉ nghĩ rằng đây là tấm lòng để thắp hương thôi, còn ghi trên phong bì như thế nào thì các bác ấy ghi nhận”.

Xét xử vụ chạy thận: Vì sao luật sư đưa phong bì cho phía bị hại? ảnh 1

Các bị cáo trước bục khai báo.

Vị luật sư khẳng định, ngoài tình cảm cá nhân, bà không có động cơ khác trong việc đưa phong bì. “Tôi đi làm từ thiện, trợ giúp pháp lý ở khắp nơi trên toàn quốc. Các em có thể tìm hiểu qua anh Chiến (Luật sư Nguyễn Chiến) là sếp của chị ở Liên đoàn Luật sư thì sẽ hiểu tôi thực hiện các nhiệm vụ xã hội như thế nào” - bà Hương nói với phóng viên.

Về một số bài báo viết về việc đưa phong bì tại tòa, luật sư Đinh Hương nói: “Các em đừng nên cắt gọt, thêm bớt. Tôi thấy khi mọi người đưa thông tin lên cần phải kiểm chứng”. 

Nữ luật sư tái khẳng định: “Tôi đã ghi rất rõ là Luật sư Đinh Hương, thể hiện tình cảm cá nhân của tôi với những người ngồi với tôi suốt những ngày qua tại phiên tòa… Đây là lương tâm, trách nhiệm của cá nhân tôi… Ai cũng vậy, bọn em nếu có thì cũng nên”.

Nội dung vụ án cho thấy, Cty Thiên Sơn đặt máy chạy thận tại BV Hòa Bình; chia doanh thu 90% cho Thiên Sơn, 10% cho bệnh viện. Khi hệ thống lọc nước RO dùng cho chạy thận bị hỏng, ông Trương Quý Dương - nguyên GĐ BV Hòa Bình ký hợp đồng trị giá gần 100 triệu đồng với Cty Thiên Sơn để sửa chữa.

Cty Thiên Sơn đã không làm, ký hợp đồng hơn 70 triệu với Cty Trâm Anh, cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc vào sửa chữa hệ thống RO. Ngày 28/5/2017, Quốc sơ ý làm lẫn axit vào trong hệ thống nhưng nói với bị cáo Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư BV Hòa Bình đã sửa chữa xong dù chưa kiểm tra mẫu nước.

Bị cáo Trần Văn Sơn đã không giám sát, kiểm tra việc sửa chữa theo nhiệm vụ được giao nhưng thông báo hệ thống có thể hoạt động bình thường. Ngày 29/5/2017, bị cáo Hoàng Công Lương không kiểm tra lại, không báo cáo cấp trên nhưng ra lệnh lọc máu, chạy thận khiến 9 người tủ vong.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.