43/63 tỉnh, thành có người mắc sởi, nhiều ca biến chứng nặng

Điều trị cho trẻ mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Internet
Điều trị cho trẻ mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Internet
TPO - Đến nay đã ghi nhận 43/63 tỉnh, thành phố có trường hợp mắc sởi, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên cũng nhiều ca bệnh là người lớn. Điều đặc biệt nguy hiểm là nhiều ca biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi ...

Theo thống kệ, đến nay đã có 43/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.

    Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa còn có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có số trẻ di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch.

    Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

    "Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi"- chuyên gia nói.

    Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt việc:

    1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

    2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

    3. Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.

    4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

    5. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.

    MỚI - NÓNG
    Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
    Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
    TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.