Báo động lạm dụng corticoid gây hậu quả nặng nề
TP - Theo thông tin từ Khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây, tình trạng lạm dụng corticoid có xu hướng tăng và đáng báo động. Có tới 1/3 bệnh nhân điều trị tại khoa có lạm dụng corticoid.

Trường hợp thứ 2 cũng bị suy tuyến vỏ thượng thận do lạm dụng corticoid là bà N.T.H (72 tuổi, ở Hải Dương). Bà H. vào viện ngày 22/10 với biểu hiện mệt mỏi nhiều, yếu nửa người trái. Theo bác sĩ, bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường, tăng huyết áp 10 năm, suy thận 2 năm. Vài năm gần đây, bà có thêm biểu hiện đau khớp gối 2 bên và cột sống thắt lưng. Bà tự mua thuốc thấp khớp gia truyền dạng viên hoàn uống hằng ngày. Cách đây một năm, bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tiếp nhận bé gái L.M.T (11 tuổi, Hà Nội) nhập viện với lý do bị béo mặt, đau đầu. Bé T. bị viêm mũi dị ứng và điều trị bằng corticoid dạng xịt trong vòng 1 năm. Đến khám cùng thời điểm với bé T. còn có bé trai N.Đ.M (13 tuổi, Hà Nội) tăng cân không kiểm soát trong vòng 4 năm trở lại đây và xuất hiện nốt bầm tím trên da không rõ nguyên nhân. Sau khi khai thác tiền sử, hai bệnh nhi được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Kết quả, hai bệnh nhi đều mắc hội chứng Cushing do lạm dụng corticoid.
Bác sĩ Phạm Thị Lưu, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết, đó chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid điều trị tại khoa. Trung bình một ngày có thể có đến 1/3 số bệnh nhân nhập viện tại khoa có tình trạng lạm dụng corticoid.
Corticoid là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch; được áp dụng trong điều trị của nhiều chuyên khoa khác nhau: khớp, dị ứng, thận, hô hấp…
Bên cạnh những mặt lợi, corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, thay đổi kiểu hình Cushing, suy tuyến vỏ thượng thận nếu lạm dụng. Các bác sĩ lâm sàng thường sẽ phải cân nhắc khi chỉ định điều trị bằng nhóm thuốc này và sẽ phải khuyến cáo người bệnh các tác dụng phụ cũng như cách theo dõi chúng.
Tuy nhiên, hiện nay, người bệnh có thể dễ dàng mua được corticoid kể cả khi không có đơn của bác sĩ và người bệnh thường không tuân thủ liệu trình điều trị. Vì vậy, tình trạng lạm dụng nhóm thuốc này càng đáng lo ngại.
Việc sử dụng corticoid như con dao hai lưỡi. Để phát huy hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này, bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt các loại thuốc nam, thuốc bắc trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc. Các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc mạnh mẽ để siết chặt quản lý việc quảng cáo thuốc trên mạng cũng như việc mua bán thuốc không có đơn như hiện nay.
Cùng chuyên mục

Kết luận mới nhất về miễn dịch cộng đồng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Nam thanh niên cấp cứu vì vỡ tinh hoàn, lý do nhiều 'quý ông' phải lưu ý

Thêm gần 500 người phải cách ly, tin ‘đặc biệt’ về 5 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam

Làm đẹp cấp tốc đón Tết: Rước họa vào thân?

Bồ trẻ tìm đến tận nhà 'công bố' tin động trời đòi... soán ngôi

Tin 'động trời' về việc làm giảm hiệu quả vắc xin của biến thể SARS-CoV-2 mới

Thêm 2 người mắc mới COVID-19, nguy cơ lây nhiễm từ khu cách ly không tuân thủ quy định
