Các thảo mộc dân gian giúp nâng cao đề kháng chống dịch bệnh do virus

Những loài cây cỏ xung quanh ta như Cam Thảo, Kim Ngân Hoa, Hoa Cúc, Hạ khô thảo… chính là những vị thuốc, có thể tăng cường sức đề kháng giúp chúng ta chống lại các loại dịch bệnh do virus gây ra.

Chiều 30/3, Báo điện tử Sức Khỏe Cộng Đồng phối hợp với Cổng thông tin TW Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Tintucvietnam.vn tổ chức giao lưu trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus”.

Buổi giao lưu có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền như: PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam); TS.  Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam; PGS.TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam.

Buổi giao lưu mang nhiều ý trong nghĩa quan trọng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường ở 199 Quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, hội thảo cũng là cơ hội để bạn đọc, người dân hiểu rõ hơn nữa vai trò của Y học cổ truyền trong công tác phòng, chống dịch bệnh do virus, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như Covid-19 do virus SARS-Cov-2 gây ra.

Các thảo mộc dân gian giúp nâng cao đề kháng chống dịch bệnh do virus ảnh 1 Các chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại buổi giao lưu trực tuyến.

Tại buổi giao lưu, các chuyên gia đều cho rằng, việc áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền vào phòng ngừa, chống lại các bệnh hô hấp do virus gây ra không phải là mới, mà đã rất quen thuộc với người dân.

Cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh điều này rất rõ.  Đáng kể đến có công trình nghiên cứu tác động của 9 loại thảo mộc trong việc tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể của Viện Y học ứng dụng Việt Nam năm 2017.

Hay mới đây bên Trung Quốc cũng đưa ra các khuyến nghị để người dân vùng tâm điểm dịch Vũ Hán, Hồ Bắc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh Covid-19.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam cho biết: Đông y có những điểm mạnh riêng. Thứ nhất, có những bài thuốc kìm hãm phát triển vi khuẩn tại chỗ. Ví dụ những bài thuốc sát trùng, kìm hãm sự phát triển tại họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp.

Một số bàn để tăng cường sức khỏe miễn dịch chung. Tác dụng của những bài này thường chậm, nhưng chắc trong việc nâng cao tình trạng sức khỏe chung, đặc biệt trong giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn phục hồi bệnh.

Nếu giai đoạn nặng, có biến chứng về phổi, tim mạch, suy các tạng khác, lúc đó Đông y không can thiệp được, mà phải có sự can thiệp của Tây y.

PGS. TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam thì cho rằng: Trước khi có Tây y (200 năm nay) thì YHCT đã có hàng nghìn năm, từ khi có mặt của con nguời ở mỗi Quốc gia. Như vậy, YHCT đã có ở Việt Nam 4000 năm nên càng không thể nói YHCT không điều trị được các bệnh mạn tính.

Theo TS Hồ Bá Do, hiện nay, ở Vũ Hán và trên Thế giới, số lượng người dân sử dụng YHCT từ 70-80%, thuốc Đông y, thực phẩm chức năng là những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (cây thuốc: Lá hoa, quả, củ, cành, rễ…) và nguồn gốc từ động vật, khoáng vật.

Các thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị bệnh do Virus đường hô hấp nói chung và do dịch Covid-19 nói riêng là điều hết sức cầng thiết vì bệnh này hiện nay chưa có thuốc kháng điều trị virus đặc hiệu.

Ông Do cho rằng, hầu hết bệnh tật của con người mắc nhẹ hay mắc nặng quyết định bởi sự chống dỡ cơ quan miễn dịch của cơ thể (sức đề kháng, sức chống đỡ của cơ thể).

Trong khi đó, phương pháp YHCT đối với các tác nhân do virus đường hô hấp (ôn bệnh, ôn dịch) luôn đề cập tác động nâng cao sức đề kháng của cơ thể ( chính khí) chính khí mạnh, tà khí (vi khuẩn, virus) không nhập được.

Các chuyên gia cũng khuyên người dân nên áp dụng các bài thuốc của Bộ Y tế đã liệt kê, khi dùng nhớ đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu ai không có điều kiện, có thể mua những nước thảo mộc, nước thanh nhiệt sẵn có, và nên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng, chất lượng đã được công nhận

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.