Cách nhận biết nước rửa tay đủ tiêu chuẩn sát khuẩn chống corona virus

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Để phòng tránh sự lây lan của virus corona, ngoài đeo khẩu trang đúng cách, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trước khi ăn bất cứ thứ gì, đặc biệt là khi ho và hắt hơi. Nếu không có xà phòng và nước, thì các loại dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Ngân Thảo, bàn tay là nơi trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể và môi trường chứa mầm bệnh. Chỉ cần chạm vào một người, hoặc bề mặt một vật nào đó, tay chúng ta đã có nguy cơ tích tụ vi trùng.

Virus corona lây truyền qua đường hô hấp nhờ những giọt bắn lớn khi một người nhiễm virus ho hoặc hắt hơi. Một số trường hợp, virus có thể lan truyền khi tay một người tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bẩn, sau đó tay tiếp xúc với miệng hoặc mũi.

Vì vậy, đối với các bệnh lây qua đường hô hấp, Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng khẩu trang và nhấn mạnh việc rửa tay đúng cách trước khi cầm nắm thức ăn hay dụng cụ đưa vào mũi, miệng. Hãy rửa tay, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, trước khi: tháo/lắp kính áp tròng, chăm sóc vết thương hoặc người đang bị bệnh, chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ em, chơi với chó/mèo, cho động vật ăn, hoặc xử lý rác...

Cách nhận biết nước rửa tay đủ tiêu chuẩn sát khuẩn chống corona virus ảnh 1

Để phòng tránh sự lây lan của virus corona, ngoài đeo khẩu trang đúng cách, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trước khi ăn bất cứ thứ gì, đặc biệt là khi ho và hắt hơi. Nếu không có xà phòng và nước, thì các loại dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. Ảnh minh họa: Internet

Cách tốt nhất để phòng ngừa nCoV là rửa tay bằng xà phòng với nước trong ít nhất 30 giây. Xà phòng với nước làm giảm hầu hết các loại vi khuẩn trên tay của bạn. Rửa tay với xà phòng và nước theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế sẽ làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trên tay. Xà phòng có tính lưỡng cực, giúp tách rời các chất bẩn ra khỏi da và sau đó nhờ dòng nước rửa trôi đi. Do đó, xà phòng có tính loại khuẩn chứ không phải diệt khuẩn.

Nếu không có xà phòng và nước hoặc không thể rửa tay liên tục (như các nhân viên y tế tham gia khám chữa bệnh; học sinh, sinh viên ngồi trong lớp...), thì dung dịch rửa tay sát khuẩn có ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần thực hiện theo 2 bước: Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay để ướt hoàn toàn; chà xát hai bàn tay trong khoảng 30 giây, đảm bảo tất cả các vị trí trên da tay đều tiếp xúc chất khử trùng, và để khô tự nhiên thay vì lau khô. Virus cúm sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3 - 4 phút dùng dung dịch này. Do đó, cần chú ý, trong vòng 3 - 4 phút sau khi rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt vẫn có thể lây sang người khác.

Còn theo Bác sĩ Đào Trường Giang, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các dung dịch sát khuẩn với 60 - 75% cồn tốt hơn nhiều so với những loại có ít cồn hoặc không có cồn.

Cách nhận biết nước rửa tay đủ tiêu chuẩn sát khuẩn chống corona virus ảnh 2

Tuân thủ quy trình rửa tay đúng cách để phòng chống sự lây lan của virus, vi khuẩn. Nguồn: Bộ Y tế

Một số vi khuẩn như: Trực khuẩn mủ bị giết trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ; Serratia marcescens, E. coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy); Salmonella typhosa bị giết trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ. Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị giết sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm...). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus...). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau.

Như vậy, chúng ta cũng dễ nhận thấy với một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 - 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.