Xét nghiệm máu thông thường không thể phát hiện được HIV

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Xét nghiệm máu thông thường không thể phát hiện được sự tồn tại của HIV trong cơ thể. Chỉ khi thực hiện các xét nghiệm chuyên môn như tìm kháng nguyên, kháng thể HIV vào thời điểm thích hợp thì mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh HIV.

Nếu nghi ngờ mình bị HIV thì nên tới khám bác sĩ và xét nghiệm HIV hoặc đến các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện lớn để được xét nghiệm chính xác về HIV.

Xét nghiệm tìm kháng nguyên: Xét nghiệm này giúp tìm kiếm virus HIV trong máu. Xét nghiệm có thể cho biết lượng virus có trong máu (còn gọi là xét nghiệm tải lượng virus HIV). Đây là xét nghiệm khá tốn kém và không được sử dụng thường xuyên với mục đích sàng lọc cá nhân, trừ khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao hay xuất hiện các triệu chứng HIV sớm.

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus HIV: Hầu hết các xét nghiệm HIV nhanh hay các bộ xét nghiệm tại nhà là xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm này giúp tìm kiếm kháng thể HIV trong máu hoặc dịch tiết cơ thể. Với xét nghiệm máu, bạn sẽ được yêu cầu lấy máu từ tĩnh mạch vào một ống đựng mẫu rồi gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Với xét nghiệm dịch cơ thể, thường lấy dịch miệng, và có thể thực hiện tại nhà. Với xét nghiệm sàng lọc kháng thể, kết quả thường có nhanh hơn (trong khoảng 30 phút).

Xét nghiệm cả kháng nguyên và kháng thể: Xét nghiệm này dùng để tìm kiếm cả kháng nguyên và kháng thể HIV trong cơ thể. Kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với virus HIV còn kháng nguyên là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể và kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên. Khi bị nhiễm virus HIV, một kháng nguyên được gọi là p24 sẽ xuất hiện sau khi nhiễm khoảng 2–4 tuần.

Xét nghiệm máu thông thường không thể phát hiện được HIV ảnh 1

Đừng cho rằng những người không có triệu chứng gì thì sẽ không có HIV. Người bệnh có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và trong thời kỳ không có triệu chứng đó họ vẫn có thể lây bệnh. Ảnh minh họa: Internet

Kết quả xét nghiệm HIV hiểu như thế nào?

Kết quả HIV âm tính: Kết quả này không có nghĩa là bạn hoàn toàn không có khả năng bị nhiễm HIV. Nó có nghĩa là tại thời điểm xét nghiệm cơ thể bạn không mang vi rút này hoặc xét nghiệm chưa phát hiện được vi rút. Có khả năng cao là bạn đang ở trong thời kỳ “cửa sổ”.

Thời kỳ “cửa sổ” kéo dài từ 3 đến 6 tháng, đây cũng là khoảng thời gian để cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại vi rút. Vì vậy, nếu làm xét nghiệm trong khoảng thời gian từ lúc vi rút xâm nhập cho đến khi cơ thể sản sinh được đủ lượng kháng thể thì kết quả có thể âm tính trong khi người làm xét nghiệm đã bị nhiễm HIV rồi. Trong thời kỳ cửa sổ, bạn vẫn có thể lây truyền HIV cho người khác mặc dù kết quả xét nghiệm kháng thể của bạn là âm tính.

Nếu thấy mình có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV và nghĩ rằng mình đang trong thời kỳ “cửa sổ” thì nên làm xét nghiệm lại để khẳng định chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của mình.

Kết quả HIV dương tính: Có nghĩa là cơ thể bạn đã mang vi rút HIV. Bạn không nên lo lắng, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Xét nghiệm máu thông thường không thể phát hiện được HIV ảnh 2

Tình dục an toàn, chung thủy là cách hữu hiệu phòng chống lây nhiễm HIV. Ảnh minh họa: Internet

Cách thức lây lan HIV

Trước hết, bạn phải biết rõ cách virus HIV lây lan. Có rất nhiều thông tin sai lầm về con đường lây nhiễm HIV, vì vậy bạn cần phải biết rõ những thông tin nào là đúng hoặc sai để bảo vệ chính mình. HIV lây truyền khi máu, sữa mẹ, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo có chứa virus tiếp xúc với da bị trầy xước hoặc các vùng được phủ bằng niêm mạc (như: miệng, mũi, âm đạo, trực tràng, dương vật). HIV có thể lây truyền qua quan hệ đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn khi quan hệ không dùng các biện pháp bảo vệ. Điều này có nghĩa rằng việc hôn nhau không hề lây nhiễm HIV (miễn là da ở vùng tiếp xúc không bị trầy xước), cũng như những hành động hằng ngày chạm vào da như ôm, bắt tay nhau cũng không lây bệnh.

Đừng cho rằng những người không có triệu chứng gì thì sẽ không có HIV. Người bệnh có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và trong thời kỳ không có triệu chứng đó họ vẫn có thể lây bệnh.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).