Đừng ăn quá nhiều đậu phụ bởi những tác hại khủng khiếp này

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Ăn quá nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới, các vấn đề về tuyến giáp, sỏi thận, tăng nguy cơ ung thư vú...

Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định.

Theo Đông y, đậu phụ vị ngọt, tính lạnh, có công hiệu ích khí, hòa trung, sinh tân, giải độc; đậu phụ là món ăn có giá trị dinh dưỡng thường thấy trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, món ăn dù ngon nhưng cũng không nên ăn nhiều, nhất là đậu phụ, đối với nam giới, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Dễ dẫn đến xơ vữa động mạch

Các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều Methionin (một loại α-axit amin), dưới tác dụng của chất xúc tác, Methionin có thể chuyển hóa thành Cystein. Chất Cystein có thể làm tổn hại đến tế bào bên trong thành động mạch, khiến cho Cholesterol và Triglyceride (chất béo trung tính) lắng đọng trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Khiến bệnh gout phát tác

Đậu phụ chứa tương đối nhiều chất purine, đối với người bệnh gout việc đào thải purine thất thường và nồng độ axit uric trong máu cao, ăn nhiều đậu phụ dễ khiến bệnh gout phát tác.

Đừng ăn quá nhiều đậu phụ bởi những tác hại khủng khiếp này ảnh 1

Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka, Ấn Độ, ăn nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dụcở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng. Ảnh minh hoạ: Internet

Dẫn đến thiếu i-ốt

Đậu tương dùng để chế biến thành đậu phụ có chứa Saponin, chất này khiến cho i-ốt trong cơ thể bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cơ thể thiếu i-ốt, và dẫn đến các bệnh về thiếu i-ốt.

Gây rối loạn tình dục ở nam giới

Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka, Ấn Độ, ăn nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng.

Các vấn đề về tuyến giáp

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp.

Đừng ăn quá nhiều đậu phụ bởi những tác hại khủng khiếp này ảnh 2 Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú. Ảnh minh hoạ: Internet
Sỏi thận Đậu phụ rất giàu oxalat, chịu trách nhiệm gây ra sỏi thận. Theo kết luận của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), sau khi oxalat được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, nó được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận. Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tăng nguy cơ ung thư vú Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.