Món ăn từ cá chữa liệt dương, vàng da, viêm phế quản

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Những loại cá là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như cá chép, cá mè, cá thu ... lại là những vị thuốc chữa bệnh cực tốt.

Cá thu

Theo Đông y, cá thu vị ngọt, bình, không độc; vào tỳ vị can thận. Thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ. Có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hoà dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt. Liều dùng: 100 - 200g. Cá thu kho tiêu gừng: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Có tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí. Dùng cho mọi giới tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em, người bị tiêu chảy, kiết lỵ dài ngày. Cá thu 200g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 200g, hoài sơn 15g. Cá thu làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc, thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc. Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy dài ngày, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, rong huyết, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng. Có thể thêm trong thực đơn này bạch truật 15g, vẫn để nguyên hoàng kỳ hoặc bỏ hoàng kỳ thành thực đơn cá thu hầm sâm, truật, hoài sơn. Hỗ trợ điều trị vảy nến: Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5. Làm đẹp da, giảm mụn: Cá thu là thực phẩm chức năng có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Món ăn từ cá chữa liệt dương, vàng da, viêm phế quản ảnh 1 Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu, hạ khí, tiêu thũng, an thai, thông sữa, giảm ho suyễn. Vảy cá tính bình, cầm máu. Mắt cá có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục. Ảnh minh hoạ: Internet
Cá chép Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cá chép nấu với lá bìm bìm non, ăn hàng ngày chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (loại bệnh sưng phù nề các bộ phận của cơ thể do chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô), dùng đến khi đi tiểu được nhiều và thấy nhẹ mặt.
Có thể dùng cá diếc hay cá quả thay thế. Công thức cá chép 1 con nấu với hoàng kì 60g để ăn lại là bài thuốc trị bí tiểu, người cao tuổi dùng rất tốt. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh với nguyên liệu chính là cá chép, cụ thể: Để chữa phù nề, vàng da ở phụ nữ có thai: lấy thịt cá chép (1 con) nấu thật nhừ với hạt đậu đỏ (100g) và trần bì (10g). Chữa thũng trướng: cá chép loại đuôi đỏ (600g) mổ bỏ ruột, nhồi vào bụng 20g phèn chua nghiền nhỏ, rồi bọc giấy, trát bùn, đem nướng chín, sau đó bỏ bùn, gỡ lấy thịt cá, nấu cháo ăn hết trong một ngày. Làm thuốc an thai: cháo gạo nếp nấu với một con cá chép và một lạng a giao, ăn trong 3 ngày. Chữa viêm khí quản cấp tính: cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín, sau đó bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói, ngày một lần. Thuốc thông sữa, bổ huyết: cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần. Chữa liệt dương: mật cá chép (1 cái) phối hợp với gan gà trống (1 cái) nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5 – 7 ngày càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30ml. Cũng với công dụng trên, có thể lấy mật cá chép (1 cái), chứng chim sẻ (1 quả) và mật gà trống (1 cái) làm viên uống. Chữa trẻ con bị tắc họng, không nuốt được: mật cá chép và đất trong lòng bếp (lượng bằng nhau) trộn đều, tán nhỏ nhuyễn, bôi vào cổ. Chữa rong kinh, rong huyết khi có thai: Vảy cá chép (1/2 bát) rang cháy đen cùng với lá ngải cứu và rễ cây gai (mỗi thứ 1 năm) nghiền nát, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong vòng 3 ngày.
Món ăn từ cá chữa liệt dương, vàng da, viêm phế quản ảnh 2 Cá diếc nướng, nấu với rau má mơ (rau má bọ) ăn hàng ngày chữa đau gan, vàng da; với rau rút làm canh chữa biếng ăn; với đậu đỏ hoặc vỏ quả bí đao để tiêu phù thũng; với nấm hương làm tăng tiết sữa ở phụ nữ. Ảnh minh hoạ: Internet
Cá diếcChữa phù ở trẻ em hoặc bệnh kiết lỵ ra máu: lấy cá diếc (1 con) đánh vảy, mổ bụng, làm sạch ruột rồi phi phèn chua (1 cục nhỏ) tán bột, cho vào bụng cá, đốt tồn tính, tán nhỏ mịn. Mỗi ngày uống 10 gram, chia làm 2 lần. Chữa bệnh đái tháo và giúp tiêu khát: cá diếc làm sạch, nhồi đầy lá chè non vào bụng, bọc giấy, đốt cho chín thịt cá, ăn vài lần là khỏi bệnh. Trị viêm phế quản mãn tính: cá diếc (1 con khoảng 250g), sa nhân, gừng, hồ tiêu (mỗi thứ 3g) sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, để chữa buồn nôn, nôn mửa. Bột cá diếc (5 g) uống với bột gừng (3g), bột bán hạ chế (3g). Chữa sa dạ con ở phụ nữ sau sinh: lấy mật cá diếc (1 cái) đốt thành than, tán nhỏ, trộng với dầu vừng và bôi bên ngoài bộ phận này. Lưu ý, trước khi bôi phải rửa sạch bộ phận này bằng nước ngâm tỏi. Chữa viêm túi mật: mật cá diếc (5-10 giọt) uống với ít rượu. Chữa bệnh xuất huyết: vảy cá diếc nấu thành cao, mỗi lần uống 30g với rượu nóng
MỚI - NÓNG