Nắng gắt có thể tiêu diệt virus corona trong 34 phút

Nắng gắt giữa trưa hè có thể tiêu diệt virus corona trên bề mặt.
Nắng gắt giữa trưa hè có thể tiêu diệt virus corona trên bề mặt.
TPO - Theo một nghiên cứu mới, ánh nắng chói chang của mùa hè có khả năng quét sạch ít nhất 90% virus corona khu trú trên các bề mặt chỉ trong 34 phút.

Trong một nghiên cứu được công bố hồi đầu tháng này, các nhà nghiên cứu cho biết, ánh nắng giữa trưa tại hầu hết các thành phố ở Mỹ và khắp thế giới có khả năng cực cao trong việc tiêu diệt chủng virus gây ra COVID-19 khi chúng bị bắn ra các bề mặt từ những cơn ho hoặc hắt hơi.

Nghiên cứu do 2 nhà khoa học Jose-Luis Sagripanti và David Lyussy, thuộc quân đội và cục Quản lý thực, dược phẩm Mỹ nghỉ hưu tiến hành, được đang trên tạp chí Quang hóa sinh học. Nghiên cứu nay đã phát hiện ra rằng, chủng virus chết người này lây nhiễm mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 3, khi nó có thể sống trên bề mặt tới một ngày hoặc nhiều hơn với nguy cơ tái nhiễm vào không khí và lây truyền ở hầu hết các thành phố.

Hai nhà khoa học đã theo dõi cách thức tia UVB trong ánh nắng tiêu diệt virus tại các thành phố khác nhau trên phạm vi toàn cầu trong các thời điểm khác nhau của năm. Họ đã sử dụng một mô hình mà trước đây, người ta đã sử dụng để tính khả năng “sát thủ” của ánh nắng trước các loại virus như Ebola và Lassa.

Nghiên cứu cũng cho thấy, lệnh bắt buộc người dân ở trong nhà với hy vọng ngăn chặn sự lây lan của virus corona có thể có hại hơn là có lợi.

“Ngược lại, những người khỏe mạnh sẽ nhận được ánh sáng mặt trời khi ở ngoài trời, điều đó giúp họ bị phơi nhiễm với liều virus thấp hơn và có nhiều cơ hội hơn để tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả”, nghiên cứu cho biết.

Trong quá khứ có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời gian xảy ra dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 -1919, những bệnh nhân được tiếp xúc với không khí trong lành và ánh nắng mặt trời tại các bệnh viện ngoài trời đã có cơ hội sống sót cao hơn.

Bằng chứng mới này được đưa ra nhiều tháng sau khi các chuyên gia y tế bác bỏ ý kiến cho rằng loại virus này không lây lan ở vùng có khí hậu nóng hơn.

Theo The New York Post
MỚI - NÓNG