Nhận biết mỹ phẩm “dởm” thật đơn giản

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Không quá khó để trở thành một người tiêu dùng thông thái trước thị trường mỹ phẩm đa dạng, phong phú và cả nguy hiểm nếu bạn nắm chắc những bí quyết sau đây.

“Soi” mỹ phẩm độc hại bằng mắt thường

Kiểm tra nồng độ chì trong son: Bôi một chút son ra mu bàn tay, dùng nhẫn vàng tây di đi di lại nhiều lần. Nếu phần son không bị đổi màu hoặc chỉ hơi chuyển màu chứng tỏ lượng chì ở mức độ cho phép. Nếu nó chuyển hẳn sang màu đen thì tốt nhất không nên mua vì nó có thể làm hại môi.

Nếu son có hiện tượng đổ mồ hôi, xuất hiện những giọt nước li ti trên bề mặt thì tuyệt đối không sử dụng vì nó có thể đã bị biến chất ngay cả khi hạn dùng vẫn còn.

Thử nồng độ cồn trong nước hoa: Xịt một ít nước hoa vào vùng da cổ, một lúc sau, nếu bạn thấy bị nổi mẩn hoặc rát chứng tỏ nồng độ cồn trong nước hoa quá lớn và không đảm bảo an toàn. Mùi hương bay nhanh và biến mùi là những triệu chứng của nước hoa fake (nước hoa giả) hoặc quá hạn.

Hàng quá đát, kém chất lượng: Với kem dưỡng ẩm hay kem nền, khi thấy kem có hiện tượng tách thành hai lớp, một lớp nước và một lớp đặc thì bạn không nên mua hay tiếp tục dùng chúng.

Phép thử mỹ phẩm an toàn với nước

Các phân tử nước và phân tử biểu bì của da có những điểm tương đồng, nên những loại mỹ phẩm hòa tan được trong nước thì da cũng có thể hấp thu tốt loại mỹ phẩm đó. Để kiểm tra chất lượng của phấn nền hay kem dưỡng bạn chỉ cần lấy một ít cho vào cốc nước, quan sát kỹ và đối chiếu với các trường hợp dưới đây:

Phấn hoặc kem bám quanh thành cốc: Chứng tỏ nó chứa dầu động vật (một dạng chất hóa học). Những chất này có thể làm da bạn rất đẹp và mịn nhanh chóng một cách đáng ngờ nhưng chỉ cần ngưng sử dụng da bạn sẽ càng xấu hơn và có các triệu chứng mẩn đỏ, sưng tấy.

Nổi trên mặt nước: Điều này đồng nghĩa với việc nó có chứa các chất được làm từ dầu khoáng (được chiết xuất từ dầu thô). Dầu khoáng có tác dụng giữ ẩm tốt nhưng lại gây bít lỗ chân lông, da khó thông khí, dễ gây lão hóa da.

Lắng xuống đáy cốc: Nguyên nhân là do trong mỹ phẩm này chứa những thành phần chiết xuất từ kim loại nặng như chì, thủy ngân… Đây đều là những chất độc hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cả thai nhi.

Nhận biết mỹ phẩm “dởm” thật đơn giản ảnh 1

Nhận biết chất độc hại của mỹ phẩm thông qua nhãn mác

Nếu bạn đọc thấy những thành phần độc hại này trên nhãn mác của sản phẩm thì tốt nhất là không nên mang chúng về nhà.

Collagen: Tìm thấy ở xà phòng; làm mài mòn làn da, gây nên hiện tượng ‘khó thở’ cho da và làm cho da bị ẩm quá mức cần thiết.

Formaldehyde: Tìm thấy ở sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu; gây tấy rát, dị ứng. Nếu hít phải có thể khiến bạn bị hen suyễn, làm gia tăng nguy cơ ung thư.

Hydroquinone: Tìm thấy trong kem chống nắng, thuốc tẩy tóc, kem làm trắng da; dẫn đến nguy cơ mắc nhiễm chứng bệnh ung thư, phá vỡ các tuyến nội tiết và làm tăng khả năng sản xuất, phát triển các độc tố.

Dầu khoáng (liquidum paraffinum, paraffin oil, paraffin wax): Tìm thấy trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng; ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.

Propylene Glycol: Tìm thấy trong sản phẩm khử mùi, dầu gội, dầu dưỡng tóc, lotion dưỡng tay và cơ thể, kem dưỡng da; gây kích ứng da mạnh, làm tổn thương gan và thận.

Sodium Lauryl Sulfate (SLS): Tìm thấy trong kem đánh răng, mỹ phẩm, dầu gội đầu; làm khô da, có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất khác.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG