Những bộ phận của lợn thận trọng khi ăn kẻo 'hối không kịp'

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thịt lợn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhưng có những bộ phận của lợn khi ăn cần cân nhắc bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí mất mạng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng thịt lợn rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm, tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều những bộ phận sau.

Lòng lợn

Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe.

Chỉ có điều khi ăn món này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Ngoài ra, lòng lợn còn chứa lượng cholesterol có hại cho cơ thể nên cần hạn chế ăn món này.

Thịt cổ lợn

Thông thường, khi lợn bị giết, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ.

Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.

Những bộ phận của lợn thận trọng khi ăn kẻo 'hối không kịp' ảnh 1

Gan là cơ quan giải độc của cơ thể, một nơi chứa nhiều độc tố và hàm lượng kim loại cực kỳ cao. Bên cạnh đó, lợn công nghiệp chứa nhiều thuốc thú y và thuốc tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, cholesterol có trong gan lợn rất lớn, vì vậy mọi người cần cân nhắc khi ăn bộ phận này. Ảnh minh họa: Internet

Phổi lợn

Phổi là một trong những bộ phận độc hại nhất của con lợn, rất nhiều độc tố được tìm thấy tại đây. Lợn thường có thói ăn ăn uống sát đất nên chúng dễ dàng hút theo cả bụi bẩn, kim loại nặng vào. Bên cạnh đó, là cơ quan hô hấp của cơ thể nên chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rut, ký sinh trùng.

Mặc dù người ta nói rằng nếu muốn ăn phổi lợn, phải lựa phổi có màu hồng, sáng thì đó là con lợn khỏe mạnh. Nếu phổi có màu nâu xanh, xám, có mùi hôi, nốt sần sùi thì đó là con lợn bị bệnh, tuyệt đối không thể ăn. Tuy nhiên, dù là lợn có khỏe mạnh hay không thì đây vẫn là bộ phận được khuyến cáo không nên ăn.

Tiết lợn

Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Chỉ cần con lợn khỏe mạnh, sản phẩm từ tiết được chế biến an toàn là có thể dùng được.

Nhưng nếu như bạn không cẩn thận mà mua phải lợn chết, lợn bệnh hoặc tiết lợn không còn tươi mới thì đó lại là một vấn đề khác.

Tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Những bộ phận của lợn thận trọng khi ăn kẻo 'hối không kịp' ảnh 2

Tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa: Internet

Thịt có hạch

Những mảng thịt có nổi hạch bạch huyết này cực kỳ độc hại, chúng chứa nhiều hóc môn và lượng lớn chất độc bên trong. Khi mua thịt lợn, phải đặc biệt chú ý đến phần thịt dưới da xem chúng có những hột sần sùi không, nhất là phần thịt ở vùng cổ.

Gan lợn

Gan lợn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như cholesterol và kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu thấy bộ phận này giàu dưỡng chất như thế mà ăn thường xuyên thì quả là một sai lầm cực lớn. Vì không chỉ riêng gan lợn mà hầu hết các loại gan động vật đều không nên ăn nhiều. Lí do là bởi gan chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể, do đó nó thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại. Nó không chỉ là chất độc hay vi khuẩn thông thường mà còn có thể là kim loại nặng, về lâu dài dễ tăng nguy cơ ung thư nội tạng. Nếu ăn gan, những người già yếu hay mắc bệnh tim mạch sẽ dễ dàng nạp thêm chất độc hại vào cơ thể.

Những bộ phận của lợn thận trọng khi ăn kẻo 'hối không kịp' ảnh 3

Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Óc lợn

Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như đồn đại. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Óc lợn rất giàu dưỡng chất. Các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhấn mạnh, óc lợn cũng chứa hàm lượng cholesterol cực cao, dễ gây béo phì.

BS Ngô Thị Phi Yến (Trung tâm Dinh dưỡng) cũng cho rằng khác với suy nghĩ của nhiều người, óc lợn không hẳn tốt cho trí não tăng cường sự thông minh của trẻ mà ngược lại còn có thể gây hại, nếu trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên. Vì chứa ít chất sắt nên nếu trẻ chỉ ăn đơn thuần trong thời gian dài sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tương tự, óc lợn không chứa vitamin A nên nếu không kết hợp với thực phẩm khác thì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và chậm tăng trưởng...

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.