Những cơn đau ngực dễ bị nhầm là đau tim

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Đau ngực không gây chết người nhưng cũng là tình huống gây khó hiểu cho hầu hết chúng ta, bởi nó thường được cho là có liên quan đến đau tim. Khi bị đau ở vùng ngực, chúng ta hay nhầm tưởng đó là đau tim vì nó ở gần vị trí con tim nhất. Hãy cùng tham khảo một số nguyên nhân gây đau vùng ngực dưới đây để tránh hiểu nhầm nhé! 

Trào ngược axít


Khi bạn bị trào ngược axít hay còn được gọi là chứng ợ nóng, ợ chua chính do các axít trong dạ dày đang ở ống nối cổ họng với dạ dày, đó chính là thực quản. Thực tế cho thấy axít dạ dày có tính axít cao có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực, ngay phía dưới xương ức. Đây được gọi là hiện tượng trào ngược axít thực quản.

Căng cơ ngực

Những người tập tạ hay nâng vật có trọng lượng nặng sẽ trải qua cơn đau vùng cơ ngực gần nách, nhưng đôi khi nó có thể đau sau khi bạn nâng nhấc các vật nặng. Cơ bản đây là dấu hiệu đau ngực do căng cơ ngực quá kích không nguy hiểm.

Bệnh động mạch vành (CAD)

CAD không chính xác là đau tim nhưng cũng liên quan đến trái tim. CAD gây ra do tắc nghẽn mạch máu gần tim, có thể làm giảm lưu lượng máu và ôxy cho hoạt động của cơ tim. Điều này có thể dẫn đến đau thắt ngực, đây không phải là bệnh gây nguy hiểm cho tim, song cũng không nên chủ quan và cần đi khám bác sĩ.

Thuyên tắc phổi

Đây là một rối loạn liên quan đến phổi thường xảy ra do viêm túi phế nang quanh vùng ngực gần tim. Nó có thể dẫn đến đau cấp và nặng quá sẽ gây khó thở.

Viêm phổi (viêm màng phổi)

Viêm màng phổi là tình trạng viêm phổi, nó gây ra cơn đau cấp tính và có triệu chứng khó thở hoặc ho. Một trong những lý do đau ngực màng phổi là do nhiễm virus. Viêm phổi gây ra do nhiễm trùng phổi và có cảm giác đau ngực khá sâu. Trường hợp nặng có thể gây ho, sốt hoặc phù nề phổi có mủ. 

Cảm giác đau tim ra sao?

Đau tim có liên quan đến đau ngực nhưng cảm giác đau rất sâu, đau nhói ở bên trong chứ không đơn giản chỉ là đau trên vùng ngực. Nó có thể đau lan lên cổ, cánh tay và thậm chí cả hàm. Cơn đau tim sẽ trầm trọng hơn nếu cứ gắng gượng, nên nằm ngay xuống nghỉ ngơi cơn đau sẽ bớt nguy hiểm đến tính mạng.

Nên sống khỏe và không quá chủ quan khi bị đau ngực kéo dài. Và nhớ rằng, sự can thiệp kịp thời của bác sĩ có thể mang lại sự sống cho nhiều người.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.