Những người dễ đột quỵ khi nắng nóng, cần biết để khỏi mất mạng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Đột quỵ là 1 trong 3 bệnh gây tử vong hàng đầu. Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm:Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 4 tuổi, người đang mắc bệnh mạn tính, người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước...

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao. Đột quỵ mùa nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa và sơ cứu kịp thời nếu được phát hiện sớm.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng

Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...

Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32oC trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.

Những người dễ đột quỵ khi nắng nóng, cần biết để khỏi mất mạng ảnh 1

Các bác sỹ khuyến cáo khi trời nắng nóng nên uống nhiều nước và uống đều đặn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tốt nhất, nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và uống rải đều trong ngày chứ không nên uống dồn vào một lúc. Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng

Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40oC, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:

Đau nhức đầu

Choáng váng, hoa mắt.

Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng

Da đỏ, khô, nóng hừng

Chuột rút, tê người

Buồn nôn và nôn

Tim đập nhanh

Thở nông

Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng

Phát cơn co giật, động kinh

Ngất xỉu, bất tỉnh.

Theo TS Nguyễn Văn Tuấn - Học viện Quân y, để phòng tránh, những người bị bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... cần theo dõi thời tiết và kiểm soát huyết áp chặt chẽ khi thời tiết thay đổi. Nếu thấy người nôn nao khó chịu cần phải nghỉ ngơi, tránh sự gắng sức, giữ ấm cơ thể theo sự thay đổi của thời tiết.

Trường hợp thấy các biểu hiện đột ngột như yếu nửa người; nói ngọng hoặc không nói được; tê bì hoặc liệt nửa mặt, nửa người; nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, nôn mửa, có lúc thở nhanh dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê... cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Những người dễ đột quỵ khi nắng nóng, cần biết để khỏi mất mạng ảnh 2

Trường hợp thấy các biểu hiện đột ngột như yếu nửa người; nói ngọng hoặc không nói được; tê bì hoặc liệt nửa mặt, nửa người; nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, nôn mửa, có lúc thở nhanh dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê... cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ do nắng nóng cao thì nên hạn chế ra ngoài trời vào mùa hè, nhất là những thời điểm nắng gắt. Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý không để mức nhiệt chênh lệch quá lớn so với ngoài trời, nhất là người có bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung nước thường xuyên, kể cả khi không khát để đề phòng máu tăng đặc dẫn tới hình thành huyết khối. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, sáng màu, đeo kính râm và đội mũ rộng vành khi ra ngoài nắng.

Đa phần người dân khi thấy bệnh nhân bị đột quỵ lại tưởng do trúng gió, bị cảm… nên thường đánh gió, cho uống uống nước chanh, nước gừng đường… Điều này rất nguy hiểm, tuyệt đối không được làm vì nước uống vào sẽ gây sặc đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc tăng huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng.

Phân biệt đột quỵ với sốc nhiệt (say nắng, say nóng)

Theo các bác sỹ, để phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt cần lưu ý đến những dấu hiệu dưới đây.

Sốc nhiệt, bệnh nhân sẽ kích thích vật lộn, thân nhiệt tăng cao, dấu hiệu mất nước, đau đầu, nôn mửa. Ngoài ra, nạn nhân có các triệu chứng rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương… Yếu tố nguy cơ do bệnh nhân làm việc trong điều kiện nắng nóng, ngoài trời mùa hè.

Khi bị sốc nhiệt, đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm. Cho nạn nhân uống nước mát nếu như nạn nhân uống được. Nếu nạn nhân mất ý thức, không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR).

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.