Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ ốm, hầu như mẹ Việt nào cũng mắc

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Theo các bác sỹ, vẫn có những sai lầm tai hại mà nhiều mẹ mắc phải khi chăm sóc con ốm khiến cho bệnh tình của trẻ không những không cải thiện mà còn trở nặng hơn, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những sai lầm PGS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo các mẹ nên tránh khi chăm sóc trẻ bị ốm.

1. Tùy tiện dùng thuốc

Thực trạng đáng lo ngại nhất hiện nay mà nhiều mẹ mắc phải khi thấy con ốm, đó là thay vì đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa thì lại tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng hay sử dụng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã kê trong lần khám trước khi thấy con có triệu chứng giống hoặc gần giống bệnh trước.

Một sai lầm nữa phải kể đến là việc nhiều mẹ thấy con sợ uống thuốc nên đã tự ý điều chỉnh liều của bác sĩ, thay vì cho trẻ uống thuốc 3 - 4 lần/ngày thì lại rút xuống 1 - 2 lần/ngày, hoặc dồn liều trong ngày thành một lần uống duy nhất... Song những điều này là vô cùng nguy hiểm. Thực tế đã có không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng co giật, cứng cơ toàn thân chỉ vì thói quen dùng thuốc tùy tiện của các bậc phụ huynh.

Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ ốm, hầu như mẹ Việt nào cũng mắc ảnh 1

Khi trẻ bị ốm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém đi. Thấy vậy, nhiều mẹ sợ con sụt cân nên đã ra sức ép con ăn. Song mẹ có biết: khi bị ốm, cơ thể trẻ rất khó chịu, không muốn ăn, khả năng hấp thu cũng kém hơn nên việc nhồi nhét quá mức vô hình chung lại làm cho hệ tiêu hóa vốn đã non nớt thêm tổn thương. Ảnh minh họa: Internet

2. Kiêng khem quá mức

Bao bọc và yêu thương con là bản năng của bất kỳ người mẹ nào. Thế nên khi trẻ bị ốm, nhiều mẹ có tâm lý giữ con quá mức, lo sợ con có thể bị cảm lạnh và bệnh tình sẽ trầm trọng hơn nên thường có xu hướng kiêng khem quá mức như: kiêng tắm hay ủ quá kỹ khi trẻ sốt.

Tuy nhiên đây lại là quan niệm sai lầm khiến trẻ càng lâu khỏi bệnh bởi khi bị sốt, thân nhiệt trẻ đang tăng cao, do đó việc ủ ấm sẽ khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật. Lúc này, trẻ nên mặc quần áo thoáng mát để có thể hạ sốt. Còn trong trường hợp nếu trẻ ốm bệnh nhưng không mắc bệnh ngoài da, các bác sĩ cũng khẳng định trẻ hoàn toàn có thể tắm bình thường, tuy nhiên mẹ cần chú ý tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió và ủ ấm ngay sau khi tắm xong.

3. Tích cực nhồi nhét

Khi trẻ bị ốm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém đi. Thấy vậy, nhiều mẹ sợ con sụt cân nên đã ra sức ép con ăn. Song mẹ có biết: khi bị ốm, cơ thể trẻ rất khó chịu, không muốn ăn, khả năng hấp thu cũng kém hơn nên việc nhồi nhét quá mức vô hình chung lại làm cho hệ tiêu hóa vốn đã non nớt thêm tổn thương. Chưa kể, việc ép con ăn còn gây nên hậu quả nghiêm trọng như: khiến trẻ sợ ăn, lâu dần có thể dẫn đến chứng biếng ăn rất nguy hiểm.

Vì vậy các mẹ không nên chăm con ốm theo sở thích và mong muốn của mình mà cần “lắng nghe” nhu cầu cơ thể của con trẻ, cho trẻ ăn theo sở thích và nhu cầu để trở thành một bà mẹ thông thái giúp trẻ mau khỏe.

Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ ốm, hầu như mẹ Việt nào cũng mắc ảnh 2

Quả Acerola Cherry được mệnh danh là "nữ hoàng" của vitamin C tự nhiên bởi hàm lượng C cao bậc nhất (gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài).

4. Không tăng sức đề kháng cho con

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều dịch bệnh bùng phát, thay vì đợi con bị ốm để chăm sóc, các mẹ nên chủ động tăng cường sức đề kháng. Bởi hệ miễn dịch khỏe là điều kiện tiên quyết giúp trẻ khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật. Theo đó, trẻ cần được bổ sung vitamin C hàng ngày bởi đây là dưỡng chất hàng đầu trong việc củng cố hệ thống miễn dịch.

Là chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C thúc đẩy tiến trình tái tạo bạch cầu, giúp làm lành vết thương, cải thiện khả năng kháng bệnh và làm gia tăng sản xuất các thành phần của hệ miễn dịch như interferon - kháng thể giúp chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng...

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng: “để bổ sung vitamin C có rất nhiều cách, tuy nhiên mẹ nên cân nhắc việc dùng vitamin C tổng hợp bởi nó có tính axit không tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thu chậm, đào thải nhanh, dễ bị oxy hóa. Trái lại, vitamin C tự nhiên có trong rau quả tươi có độ pH trung tính nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ. Chưa kể, nó còn giúp bảo vệ vitamin C khỏi bị oxy hóa, giúp Vitamin C hấp thu tốt hơn và dự trữ lâu hơn. Do đó, vitamin C tự nhiên chính là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc bổ sung C cho trẻ.”

Ngoài vitamin C tự nhiên, mẹ cũng nên bổ sung thêm rutin cho trẻ, bởi đây là hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng vượt trội trong việc tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết, chảy máu cam.

MỚI - NÓNG