Bệnh nhân tử vong sau truyền nước tại phòng khám tư:

Sở Y tế tước giấy phép, chủ phòng khám báo cáo gì?

Sở Y tế Hà Nội đã tước giấy phép hoạt động phòng khám BS Tú
Sở Y tế Hà Nội đã tước giấy phép hoạt động phòng khám BS Tú
TPO - Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định tước giấy phép phòng khám chuyên khoa nội BS Tú (Cao Viên, Thanh Oai) và yêu cầu bác sỹ này báo cáo toàn bộ vụ việc.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, sau khi báo Tiền Phong nêu về vụ việc, UBND huyện Thanh Oai đã tổ chức đoàn liên ngành, kiểm tra xử lý vụ việc.

Trong đó, qua kiểm tra Phòng khám đa khoa BS Tú có biển hiệu không đúng quy định. Phòng khám được cấp phép chuyên nội khoa nhưng trưng biển quảng cáo như phòng khám đa khoa nên Sở Y tế Hà Nội đã ra Quyết định thu hồi giấy phép.

Sở Y tế tước giấy phép, chủ phòng khám báo cáo gì? ảnh 1 Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu chủ phòng khám gửi báo cáo cụ thể vụ việc mà báo Tiền Phong nêu. Ảnh Long Vân

“Sở y tế Hà Nội đã yêu cầu chủ phòng khám gửi báo cáo cụ thể vụ việc mà báo Tiền Phong nêu. Tuy nhiên, để có kết luận cuối cùng nguyên nhân vụ việc cần có đánh giá về chuyên môn, dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh viện Quân y 103”, ông Trung cho hay.

Trước đó, trong báo cáo của BS Tú gửi Sở Y tế Hà Nội về bệnh nhân tử vong Nguyễn Xuân Thắng (Cao Viên, Thanh Oai) nêu: Bệnh nhân Thắng đến khám vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 03/4/2019. Sau khi thăm khám Bs Tú nhận định: Bệnh nhân nam 50 tuổi, tiền sử uống rượu nhiều năm, đến khám vì sốt cao 4 – 5 ngày, đau ngực, nhiệt độ đo tại phòng khám: 40,5 độ, khám thấy tim nhịp nhanh, phổi ran ẩm, ran nổ. Theo bệnh nhân kể đã tự điều trị và truyền dịch trước đó nhưng không đỡ.

Sau đó, bệnh nhân được chỉ định truyền dung dịch Paracetamol 1g ,100ml nhằm hạ sốt. Tiếp tục theo dõi sau khoảng 1 giờ, bệnh nhân có giảm sốt, đỡ mệt, có thể đi lại được, nhưng vẫn còn đau ngực nhiều. Tiên lượng tình trạng bệnh nặng nên BS Tú đã trực tiếp giải thích cho vợ và bệnh nhân, đồng thời đề nghị chuyển tuyến trên điều trị ngay sau đó.

“Quá trình tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân Nguyễn Xuân Thắng, là người tiếp cận đầu tiên, tôi nhận thấy một trong các dấu hiệu sinh tồn là nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân tăng rất cao (40,5 độ), nên đã khẩn trương dùng Paracetamol đường truyền tĩnh mạch nhằm đạt hiệu quả nhanh nhất và theo dõi đến khi ổn định. Tôi cũng đã giải thích cặn kẽ về tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh và chỉ định chuyển tuyến trên điều trị ngay cho gia đình bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh sau đó của Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện 103 hoàn toàn phù hợp với chẩn đoán sơ bộ của tôi”, trích báo cáo của BS Tú.

MỚI - NÓNG