Thanh niên Việt đang 'lùn' hơn so với chuẩn thế giới bao nhiêu cm?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 164,4cm và của nữ thanh niên là 153,4cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt là 13,1cm và 10,7cm.

Trong những năm qua, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta đã cải thiện đáng kể, năm 2017 còn 24,3% suy dinh dưỡng thể thấp còi và 13,4% suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (so với 59% và 52% năm 1985). Tuy nhiên, hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 164,4cm và của nữ thanh niên là 153,4cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt là 13,1cm và 10,7cm.

Theo GS.TS. Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm cải thiện và thấp hơn so với trung bình của nhiều quốc gia trong khu vực.

Các chuyên gia nhấn mạnh, dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng, kiểm soát sức khoẻ, bệnh tật trong các giai đoạn của vòng đời. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với 3 vai trò chính gồm: Tạo điều kiện thuận lợi để có thể có sức khoẻ tốt; Phòng ngừa các bệnh liên quan đến ăn uống; Khôi phục sức khoẻ sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.

Thanh niên Việt đang 'lùn' hơn so với chuẩn thế giới bao nhiêu cm? ảnh 1 Thói quen ăn uống như: ăn uống mất cân bằng, khẩu phần ăn quá nhiều đạm động vật, sử dụng đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, dùng nhiều đường tinh luyện dẫn tới bùng phát các bệnh mạn tính không lây (như đái tháo đường, béo phì, tim mạch, ung thư, loãng xương…). Ảnh minh hoạ: Internet
Chính vì vậy, đầu tư cho dinh dưỡng xuyên suốt vòng đời không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn mang ý nghĩa xã hội thiết thực. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ, để đầu tư hợp lý cả về nhận thức, lẫn hành vi tiêu dùng cho vấn đề dinh dưỡng đang là vấn đề cấp bách của xã hội phát triển. Các cuộc điều tra dân số, khảo sát về tình trạng sức khoẻ nhân dân cho thấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, như: cải thiện chiều cao, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, sức khoẻ bà mẹ trẻ em được đầu tư đích đáng hơn, tuổi thọ được nâng lên và đã có nhiều giải pháp hiệu quả đối với các dịch bệnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội thì các nguy cơ mới về sức khoẻ đến từ thói quen ăn uống như: ăn uống mất cân bằng, khẩu phần ăn quá nhiều đạm động vật, sử dụng đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, dùng nhiều đường tinh luyện dẫn tới bùng phát các bệnh mạn tính không lây (như đái tháo đường, béo phì, tim mạch, ung thư, loãng xương…). Cùng với đó, các vấn đề về dinh dưỡng của lao động trong các khu công nghiệp, trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời; trẻ em lứa tuổi vàng từ mẫu giáo tới tiểu học cũng chưa được quan tâm đúng mức….
MỚI - NÓNG