Trung tâm tiêm chủng VNVC có mặt ở đất Tây Đô
Sau hành trình 13 trung tâm tiêm chủng trải dài từ Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, ngày 26/11 Trung tâm tiêm chủng vắc xin dành cho trẻ em và người lớn VNVC đã về với người dân Cần Thơ và miền Tây Nam Bộ.


Thông tin khai trương VNVC Cần Thơ đã thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận. Theo ghi nhận từ VNVC, tỷ lệ khách hàng ở Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ liên hệ với trung tâm thông qua tổng đài điện thoại, website, fanpage tăng đột biến lên tới 300% từ khi có thông tin chính thức của VNVC về kế hoạch khai trương trung tâm tại Cần Thơ.
Với việc đưa VNVC vào hoạt động, từ nay người dân Tây Đô và các vùng lân cận không còn lo khan hiếm vắc xin, tăng giá vắc xin, không phải đi xa lên tận thành phố để tiêm hay chờ đợi mệt mỏi khi đi tiêm. Công tác truyền thông mạnh mẽ của VNVC hy vọng sẽ góp phần tăng nhận thức về vắc xin và tiêm chủng cho người dân nơi đây, nhằm nâng số lượng người được tiêm chủng phòng bệnh.

Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hơn 1.000 lượt trẻ nội thành và từ các địa phương trong khu vực miền Tây Nam Bộ đến khám, trong đó số ca nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và đường hô hấp chiếm đến 95%. Mặc dù vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh tại địa phương còn tồn tại những khó khăn. Chương trình Tiêm chủng quốc gia tuy đã giúp hàng triệu trẻ mỗi năm được tiêm miễn phí những vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm hàng đầu nhưng mới dừng lại ở 10/30 loại vắc xin hiện có tại Việt Nam. Còn rất nhiều vắc xin cần thiết phải tiêm cho trẻ nhỏ và người lớn, nhất là các loại vắc xin mới với hiệu quả phòng bệnh cao, sử dụng được cho nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người dân chưa biết tới các thông tin khoa học hữu ích về vắc xin và tiêm chủng, do đó nhu cầu tiêm vắc xin còn hạn chế.
Việt Nam đã có vắc xin phế cầu khuẩn
Cũng trong ngày 26/11, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam cho biết lần đầu tiên nước ta đưa vào sử dụng loại vắc xin phế cầu khuẩn mới, được xem là "bửu bối" phòng nhiều thứ bệnh nhiễm nguy hiểm, cho cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa...
Theo đó, vắc xin phế cầu khuẩn mới này có khả năng phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn, bắt đầu được triển khai kể từ ngày 17-11 trên hệ thống tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn của VNVC trên toàn quốc.

Vắc xin phế cầu khuẩn (Prevenar 13) này đã sử dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, do tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Pfizer (Mỹ) nghiên cứu sản xuất.
Theo ThS-BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống VNVC, trước đây Việt Nam chỉ có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ dưới 5 tuổi, trong khi tỉ lệ trẻ trên 5 tuổi và người lớn có nhu cầu tiêm phòng các bệnh nguy hiểm này rất lớn.
Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp... được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh mà không có, thậm chí nhiều người phải ra nước ngoài chỉ để tiêm một loại vắc xin này.
Các chuyên gia về bệnh nhiễm cho hay phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Loại vi khuẩn này có nhiều chủng phức tạp, dễ lây truyền qua đường hô hấp như ho, hắt hơi và gây bệnh cho trẻ em, người lớn khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn trong người. 4 căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây nên là viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết với tỉ lệ tử vong từ 10 - 20%, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, tỉ lệ tử vong lên đến 50%.
Cùng chuyên mục

Quảng Ninh phát hiện thêm 10 ca nghi nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

Yêu cầu kiểm tra thuốc trị đái tháo đường nhiễm tạp chất gây ung thư

Giải mã gen 2 ca bệnh mắc mới COVID-19 tại Quảng Ninh và Hải Dương

Hà Nội: 24 trường hợp F1 liên quan ca bệnh ở Hải Dương

Hải Dương triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19 diện rộng

Phát hiện ca COVID-19, Quảng Ninh dừng tất cả phương tiện chở người ra vào tỉnh

Lịch trình di chuyển phức tạp của ca mắc mới lây nhiễm cộng đồng ở Quảng Ninh
