Uống trà kiểu này là 'hạ độc' gan, thận, điều chỉnh ngay trước khi quá muộn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Nhiều chuyên gia sức khỏe cảnh báo uống trà theo cách này có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đáng nói là hầu hết người Việt đều đang phạm phải những sai lầm 'hạ độc' gan, thận này.

Uống trà để qua đêm

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Trà xanh tốt nhất nên sử dụng hết trong ngày, nếu không hết thì nên đổ đi, tuyệt đối không nên uống trà để qua đêm vì sẽ sinh ra các chất không tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, ThS.BS. Lê Thị Hải cũng khuyên không nên uống trà xanh ngay gần giờ đi ngủ vì caffeine sẽ làm tỉnh táo tinh thần gây khó ngủ hơn. Không nên dùng trà xanh để uống thuốc vì các hoạt tính có trong trà sẽ làm giảm mất tác dụng của thuốc.

Hơn nữa, mỗi người cũng không nên uống quá nhiều trà mà chỉ nên uống 1-2 ly/ngày.

Thường xuyên uống trà với đường và sữa

Khi bạn cho đường và sữa vào trà, tách trà của bạn sẽ tăng thêm lượng chất béo. Lượng chất béo này sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn và tăng nguy cơ béo phì. Bạn nào thỉnh thoảng mới uống trà thì cho một chút đường sẽ không hại gì nhưng nếu sử dụng thường xuyên thì không nên.

Uống trà khi đang uống thuốc

Nếu bạn đang uống thuốc để trị bệnh thì không uống trà trong thời gian này. Bạn cũng biết, trong trà có chất kích thích có thể tương tác với các thành phần có trong thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc rất nhiều. Vì vậy, nhất định bạn phải tạm dừng thói quen uống trà của mình hàng ngày của mình khi đang;dùng thuốc.

Bên cạnh đó, bạn cũng không được dùng nước trà để uống thuốc nhé, các chất có trong trà sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Uống trà để giảm cân

Trà xanh có tác dụng giảm cân là điều hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, nếu vì mong muốn giảm cân mà bạn uống quá nhiều trà xanh trong ngày thì sẽ rất có hại, đặc biệt là cho dạ dày và hệ thần kinh của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nhận thức được, tác dụng của trà xanh trong việc giảm cân chỉ là một phần của quá trình.

Uống trà quá đặc

Hại thận

Theo tờ Abloluowang (Trung Quốc), trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua. Khi cơ thể thu nạp lượng florua vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ khiến chất này tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Hơn nữa, trà đặc chứa nhiều theophylline, nếu uống loại trà này sau khi uống rượu, sẽ càng thêm gây hại cho thận. Vì chất theophylline có tác dụng lợi tiểu, kích thích trà và rượu cùng đi vào thận một lúc, gây tổn thương cho cơ quan bài tiết của cơ thể là thận.

Hại dạ dày

Trà đặc chứa quá nhiều caffein, theophylline,… sẽ gây kích thích thành dạ dày và gây tăng tiết acid. Lâu dần, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích, gây tổn thương, đặc biệt dễ gây viêm loét dạ dày. Khảo sát của Trung Quốc cho thấy khoảng 70% bệnh nhân viêm loét dạ dày thích uống trà đặc.

Mất ngủ

Dù trà xanh rất tốt cho việc điều trị cao huyết áp nhưng trà đặc lại có thể gây hưng phấn não bộ, tạo cảm giác bồn chồn, gây mất ngủ. Ngoài ra, cafein có thể thúc đẩy tim đập nhanh, dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, điều này rất nguy hiểm cho người già, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành.

Gây thiếu dinh dưỡng

Trà đặc còn chứa nhiều axit tannic sẽ cản trở cơ thể hấp thu sắt, biểu hiện là thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt còn tác dụng với protein và vitamin B1 trong thức ăn gây táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng uống trà quá nhiều sẽ làm tăng lượng nước tiểu và làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng như magiê và kali.

Uống trà nóng trên 65 độ C: Cảnh báo ung thư thực quản

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã liệt kê đồ uống nóng trên 65 độ C là thực phẩm gây ung thư nhóm 2A. Theo IARC, nếu tiêu thụ đồ uống quá nóng như trà, cà phê... có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương các cơ quan này. Đồng thời, đồ ăn quá nóng cũng làm hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột dễ bị tổn thương nặng nề.

Trong thực tế, người Việt thường có thói quen sử dụng nước sôi 100 độ để pha trà. Nhưng niêm mạc thực quản rất dễ tổn thương. Thi thoảng sử dụng đồ nóng trên 65 độ C sẽ không gây hại nhưng theo thời gian sẽ gây tổn thương lặp đi lặp lại tại thực quản và hình thành ung thư.

Ảnh hưởng tới dịch tiết dạ dày nếu uống ngay sau bữa ăn

Uống nước trà ngay sau bữa ăn là một thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa mà rất nhiều người Việt Nam đang mắc phải.

Th.BS Hải cho rằng cần phải bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau bữa ăn vì trong trà có chứa chất tanin có thể gây rối loạn tiêu hóa. Kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Với người có bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản rối loạn tiêu hóa khiến cho bệnh nhân đau nhiều hơn.

Trong trường hợp ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo (dầu, mỡ), đạm nếu uống trà xanh sẽ gây ra tình trạng táo bón do khó tiêu.

Ngoài ra, không nên uống trà xanh khi đói bụng gây tăng tiết dịch axit tổn thương hệ thống tiêu hóa.

Không uống trà nếu khỏe yếu

Người có thể mệt mỏi thiếu máu, da xanh tuyệt đối không uống trà xanh. Theo chuyên gia dinh dưỡng trong trà xanh có chứ tanin ảnh hưởng tới hấp thu sắt của cơ thể, khiến cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.

Phụ nữ đang mang thai không nên uống trà xanh nhiều vì có thể làm ảnh hưởng tới việc hấp thu acid folic của cơ thể. Thiếu acid folic ở giai đoạn dưới 12 tuần tuổi có thể gây dị tật cho thai nhi.

"Trà xanh không phải là loại nước uống thích hợp để bà bầu dùng nhiều. Bà bầu lạm dụng trà có thể gây ra tình trạng thiếu máu ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, sinh non, thiếu cân…", bác sĩ Hải khuyến cáo.

Người có bệnh lý về gan, tiểu đường

Theo bác sĩ Hải bệnh nhân mắc bệnh gan, bệnh nhân tiểu đường không nên uống trà xanh. Vì chất caffein có thể tham gia vào quá trình chuyền hóa và làm suy yếu chức năng gan.

Trà xanh không phải là loại nước uống thích hợp cho người già và trẻ nhỏ. Người già uống trà xanh có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

Với trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất. Do các chất có trong trà xanh có thể gây ra phản ứng kết tủa với một số dinh dưỡng tăng tình trạng khó tiêu.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.