Tận thấy xe tự hành của sinh viên chinh phục đường đua

Tận thấy xe tự hành của sinh viên chinh phục đường đua
TPO - Tối 27/3, tại Hà Nội, Bán kết cuộc thi Cuộc đua số 2017-2018 có chủ đề "Lập trình xe tự hành" diễn ra với sự tranh tài của 10 đội đến từ nhiều trường học viện, đại học khu vực miền Bắc. Kết quả, 4 đội lọt vào Chung kết cuộc thi gồm: Đội Proptype và đội Winwin Spiral (Đại học FPT); Đội MTA_ Race4Fun (Học viện Kỹ thuật quân sự);Đội UET Fastest (Đại học Công nghệ - ĐH QG Hà Nội).

18 đội thi đến từ 10 trường đại học trên cả nước sẽ thi đấu trận bán kết để tranh 8 suất vào chung kết cuộc thi Cuộc đua số 2017-2018 có chủ đề “Lập trình Xe tự hành” dự kiến diễn ra trong tháng 5/2018. Cuộc thi do FPT tổ chức, với sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tận thấy xe tự hành của sinh viên chinh phục đường đua ảnh 1 Vạch xuất phát

Tối 27/3, tại Hà Nội, Bán kết cuộc thi Cuộc đua số 2017-2018 có chủ đề "Lập trình xe tự hành" diễn ra với sự tranh tài của 10 đội đến từ nhiều trường học viện, đại học khu vực miền Bắc. Kết quả, 4 đội lọt vào Chung kết cuộc thi gồm: Đội Proptype và đội Winwin Spiral (Đại học FPT); Đội MTA_ Race4Fun (Học viện Kỹ thuật quân sự);Đội UET Fastest (Đại học Công nghệ - ĐH QG Hà Nội).

Tận thấy xe tự hành của sinh viên chinh phục đường đua ảnh 2 Đội hoàn thành phần thi với tốc độ nhanh nhất sẽ giành chiến thắng

Tại trận bán kết, các đội phải sử dụng các kiến thức trong lĩnh vực lập trình, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo để cho xe di chuyển với tốc độ cao nhất, xác định và tránh được vật cản xuất hiện trên đường; nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái và rẽ phải.

Đặc biệt, các biển rẽ trái, rẽ phải sẽ tự động thay đổi ngẫu nhiên qua từng lượt chạy để đảm bảo chính xác khả năng nhận biết biển báo của từng đội. Đội hoàn thành phần thi với tốc độ nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Trận đấu của của 8 đội khu vực miền Nam, miền Trung tại nhà thi đấu ĐH Bách Khoa TPHCM (ngày 31/3).

Tận thấy xe tự hành của sinh viên chinh phục đường đua ảnh 3 Xe tự hành

Ban tổ chức đã công bố thách thức công nghệ dành cho các đội lọt vào chung kết. Theo đó, các đội thi sẽ phải lập trình để xe có thể di chuyển với tốc độ cao nhất trong địa hình phức tạp (đường có vạch kẻ hoặc kẻ nét đứt, thảm cỏ, vỉa hè…), nhận diện các biển báo rẽ trái/phải, dừng lại (stop)….

Đội vô địch sẽ được nhận tổng giá trị phần thưởng của các vòng là 450 triệu đồng, trong đó có một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ mới tại Nhật Bản và được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn. Trong năm 2018, tập đoàn đang cần tuyển khoảng 500 kỹ sư lập trình để làm việc cho các công việc liên quan đến automotive.  

Trải nghiệm kiến thức mới

Vũ Công Minh, thành viên đội MTA Race4Fun đến từ Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết: “Em học chuyên ngành vô tuyến điện tử nên các kiến thức về lập trình, máy tính nhúng … đều gần như là con số 0. Tham gia cuộc thi, từ kiến thức ban tổ chức cung cấp, sự hỗ trợ của các chuyên gia công nghệ và tìm hiểu trên mạng và bạn bè, đến nay em đã cùng các bạn có thể lập trình cho xe tự chạy, tránh được vật cản, nhận diện biển báo. Dù trước mắt những kiến thức mà cuộc thi mang lại chưa liên quan đến ngành đang học nhưng nó rất bổ ích và em tin sẽ hữu ích trong công việc và cuộc sống sau này”,

Tận thấy xe tự hành của sinh viên chinh phục đường đua ảnh 4 Phần thi của Đội MTA Race4Fun Học viện Kỹ thuật quân sự 

Nguyễn Văn Tùng, thành viên đội UET Fastest cũng cho hay:“Em học chuyên về công nghệ thông tin nên chỉ biết lập trình. Nhờ tham gia Cuộc đua số đến nay em biết thêm nhiều kiến thức chuyên ngành hơn như xử lý ảnh, mạng truyền ảnh, code giả lập. Ngoài ra em còn học được thêm nhiều kiến thức về Cơ - Điện tử như điều khiển động cơ, lấy dữ liệu cảm biến…”

Trước đó, sau khi trải qua vòng thi trường, các đội thi đã được FPT cung cấp mô hình xe tự hành có tỷ lệ bằng 1/10 kích thước xe thật, các thuật toán cơ bản giúp xe chạy được trên địa hình đường cong, tránh được vật cản… để các đội tập luyện. Ngoài ra, các thí sinh cũng được các chuyên gia về công nghệ xử lý ảnh, robotic, tự động hóa của FPT đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT Năm nay có 1 tin vui là 1 hãng ô tô của Nhật Bản đã mời các lập trình viên Việt Nam tham dự chế tạo ô tô không người lái cúa họ và nói rằng 2020 xe này phải được hoàn toàn tự chạy ở thế vận hội. Thứ 2, Việt Nam đã tham dự rất sâu vào ngành làm từ con chip trên xe cho đến làm các hệ tự lái và kết nối đến đám mây. Toàn bộ giá trị phần mềm ô tô chúng ta đã được tham dự. Thứ 3, là một số hãng nói rằng ngành ô tô đang thay đổi đáng kể nếu ngày xưa ô tô chủ yếu là sắt thép thì tới đây 70-80% giá trị ô tô là phần mềm nên tương lai các bạn đi vào ngành này rất là rộng lớn.

MỚI - NÓNG