ASEAN, Trung Quốc sẽ bàn việc nối lại đàm phán COC

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chủ trì họp báo chiều 7/9. Ảnh: Như Ý
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chủ trì họp báo chiều 7/9. Ảnh: Như Ý
TP - Do diễn biến đại dịch COVID-19 nên quá trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) đến nay vẫn ngưng trệ. Tại hội nghị bộ trưởng trong tuần này, ASEAN và Trung Quốc sẽ bàn về cách thức và mục tiêu sớm nối lại đàm phán.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, trưởng nhóm quan chức cấp cao ASEAN, cho biết như vậy trong cuộc họp báo chiều 7/9 về các hội nghị sắp diễn ra.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì Hội  nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các hội nghị liên quan trong các ngày 9,10 và 12/9 theo hình thức trực tuyến. Đây là loạt hội nghị bộ trưởng ngoại giao lớn và quan trọng nhất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo để thông báo về loạt sự kiện này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết nội dung chính của các hội nghị sẽ là kiểm điểm tình hình hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN, nhất là triển khai các ưu tiên, sáng kiến đã thống nhất cho năm 2020; hợp tác ứng phó với dịch COVID-19; kiểm điểm và định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN; và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Trung Quốc sẽ diễn ra vào chiều 9/9.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đàm phán COC bị hoãn đã lâu, Thứ trưởng Dũng cho biết, do tình hình COVID-19 nên quá trình đàm phán bị ngưng trệ. Tính chất cuộc đàm phán không thuận lợi để tổ chức trực tuyến, nhưng gần đây ASEAN và Trung Quốc có một số cuộc họp trực tuyến để bàn về cách thức và mục tiêu, với mong muốn nối lại quá trình và các bên đều muốn sớm triển khai lại. ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất sẽ có 3 lần đọc dự thảo, đến nay đã xong 1 vòng. Khi nào nối lại đàm phán sẽ bắt đầu vòng đọc thứ hai, Thứ trưởng Dũng thông báo.

Ông cũng cho biết, loạt hội nghị diễn ra trong bối cảnh đang nổi lên nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, vì thế các bộ trưởng ASEAN và đối tác sẽ bàn về những vấn đề nóng của khu vực, sự gắn kết của khối để ứng phó với những thách thức này, cũng như vấn đề an ninh, an toàn của như dân, ô nhiễm rác thải nhựa trên biển...

Một trong những sự kiện được quan tâm nhất tại loạt hội nghị này là Diễn đàn khu vực (ARF).

ARF bao gồm 27 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 10 nước thành viên của ASEAN; 10 đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ), quan sát viên của ASEAN (Papua New Guinea), cùng Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timor được kết nạp vào ARF vào năm 2005.

Trả lời câu hỏi về sự tham gia của Triều Tiên ở ARF năm nay, Thứ trưởng Dũng cho biết do điều kiện địa lý xa xôi, tình hình dịch bệnh và các vấn đề kỹ thuật nên Triều Tiên năm nay không tham dự hội nghị trực tuyến, nhưng đại diện Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội được mời đến tham dự trực tiếp.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.