Cảnh sát Ấn Độ làm trò cười để giáo dục người dân về COVID-19

Một cảnh sát Ấn Độ đội mũ bảo hiểm hình virus corona. (Ảnh: Reuters)
Một cảnh sát Ấn Độ đội mũ bảo hiểm hình virus corona. (Ảnh: Reuters)
TPO - Có lúc họ nhảy trên phố với chiếc mũ bảo hiểm hình virus corona, có lúc họ lại thẳng tay vụt roi vào những người dân không chịu thực hiện quy định về phong toả. Cảnh sát Ấn Độ đang đóng vai cả tốt lẫn xấu trong nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19. 

Đường xá trên khắp các thành phố của Ấn Độ trở nên vắng người hơn 1 tuần sau khi chính phủ áp lệnh phong toả trong 21 ngày. Cảnh sát cho biết họ gặp nhiều khó khăn để giữ người dân ở nhà. Có chuyên gia còn cho rằng cần cưỡng ép ở mức độ nhất định mới có thể thực thi chỉ đạo của chính phủ. 

Tại Bangalore, cảnh sát giao thông dùng cách hài hước để khuyến khích lái xe không ra ngoài đường. 

Hai sĩ quan cảnh sát độ mũi hình virus corona màu xanh và đỏ nhảy nhót quanh người đi đường sau khi yêu cầu họ dừng xe. Những cảnh sát khác thổi còi và gõ chiêng để mô phỏng cách tấn công của virus. 

Cảnh sát Ấn Độ làm trò cười để giáo dục người dân về COVID-19 ảnh 1 Những người vi phạm lệnh phong toả bị phạt đeo mặt nạ hình virus corona và đeo biẻn cho các dòng chữ cảnh báo không được ra ngoài và không lại gần virus. (Ảnh: Reuters)

Vijay Hadagil, thanh tra cảnh sát giao thông tại sở giao thông Bangalore, cho biết đây là cách họ nâng cao nhận thức của người dân về sự lây lan nguy hiểm của virus corona. 

Ở Chennai, thanh tra cảnh sát Rajesh Babu cùng một nghệ sĩ địa phương thiết kế chiếc mũ bảo hiểm có gai để khiến người tham gia giao thông chú ý. 

Ở một số nơi khác, cảnh sát phát khẩu trang và găng tay cho những khu dân cư ổ chuột, phát thức ăn cho lao động đi cư đang tìm cách về nhà, tịch thu những lô khẩu trang và nước rửa tay giả trị giá hàng triệu đô la trên thị trường. 

Tuy vậy, giới chức Ấn Độ cũng bị mất mặt vì nhiều video được đưa lên mạng xã hội cho thấy những cảnh tượng xấu xí trong những ngày đầu phong toả. Đó là cảnh cảnh sát đánh người bán rau tại mộ khu chợ vẫn mở sau khi lệnh phong toả có hiệu lực. 

Cảnh sát ở những bang khác đánh người đi đường hoặc phạt họ ngồi xổm hoặc nhảy cóc. Nhưng số vụ bạo lực giảm hẳn trong tuần này. 

“Có rất nhiều câu chuyện tốt, nhưng không may là những điều tốt đẹp không được đưa tin”, Prakash Singh, một cựu sĩ quan cảnh sát ở bang Uttar Pradesh và giờ là Chủ tịch Quỹ cảnh sát Ấn Độ, nói. 

Ông cho rằng những vụ việc “thiếu nhạy cảm” là ví dụ của phương pháp mà cảnh sát sử dụng “cách đây 30-40 năm”, và giờ cần phải dừng lại.

“Mọi người muốn phá luật để tiện cho việc của họ. Mọi người tìm đủ cớ để tiện cho việc của họ. Nên sự cưỡng ép ở mức độ nhất định cũng cần để thực thi lệnh phong toả”, ông Singh nói. 

Theo Theo SCMP
MỚI - NÓNG