COVID-19 đã ‘gõ cửa’ thổ dân tận sâu trong rừng rậm Amazon

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
TPO - Một cô gái sống ở ngôi làng nằm sâu trong rừng rậm Amazon vừa nhiễm virus corona mới, trở thành người đầu tiên trong hơn 300 bộ tộc ở Brazil mắc COVID-19.

Bộ Y tế Brazil cho biết, cô gái 19 tuổi thuộc bộ tộc Kokama được xác định dương tính với virus corona. Cô sống ở huyện Santo Antonio do Içá, nơi nằm gần biên giới với Colombia. 

Bệnh nhân là một bác sĩ đã đi ngược sông Amazon để đến nhiều làng, trong đó có thị trấn Tabatinga. Khi trở về, cô bị sốt, đau họng và đau ngực, báo O Globo đưa tin. 

Cô và gia đình đều đã được cách ly và theo dõi y tế. Bốn trường hợp mắc COVID-19 cũng đã được phát hiện ở huyện nơi cô ở, làm dấy lên lo ngại dịch bệnh có thể lan ra các cộng đồng thiểu số sinh sống ở vùng sâu vùng xa và dễ bị tổn thương.

Cô gái vừa trở về từ kỷ nghỉ ở miền nam Brazil để đến làm việc ở Tikunas, một bộ tộc trong rừng Amazon với hơn 30.000 người sống ở khu vực thượng lưu sông Amazon, nơi gần biên giới với Colombia và Peru. 

Các bộ tộc thổ dân ở châu Mỹ từ xa xưa đã không tiếp xúc với nhiều loại bệnh mà phần lớn thế giới đều đã có khả năng miễn dịch. 

Ước tính những bệnh tật mà thực dân châu Âu mang đến đây như thuỷ đậu, sốt rét hay bệnh cúm, đã xoá hơn 95% dân số thổ dân ở châu Mỹ. 

Những nhóm thiểu số đó ngày nay vẫn dễ bị tổn thương. 

Bộ trưởng y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta cho biết, đến tận ngày nay các lãnh đạo thổ dân sau khi đi nước ngoài về đều phải cách ly 2 tuần để tránh đưa mầm bệnh về cộng đồng của họ. 

12 thổ dân và 14 người khác đã tiếp xúc với bác sĩ đang chờ kết quả xét nghiệm virus corona. 

Theo Theo CNA
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.