Mỹ triển khai dự án theo dõi các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong

Đoạn sông Mekong chảy qua Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
Đoạn sông Mekong chảy qua Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
TPO - Ngày 13/12, dự án được Mỹ tài trợ sử dụng các vệ tinh để theo dõi và công bố thông tin về lượng nước tại các đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng sông Mekong bắt đầu hoạt động, khiến cạnh tranh giữa hai nước ở khu vực Đông Nam Á càng thêm quyết liệt. 

Dòng sông Mekong dài 4.350km bắt nguồn từ Trung Quốc và được gọi là Lan Thương, sau đó chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đang trở thành một tâm điểm của cạnh tranh Mỹ - Trung. 

Bắc Kinh bác bỏ nghiên cứu của Mỹ nói rằng các đập của Trung Quốc giữ nước để gây hại cho các nước ở hạ nguồn, nơi 60 triệu dân đang phụ thuộc vào nguồn nước này để canh tác nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. 

Dự án Giám sát Mekong (Mekong Dam Monitor) hoạt động một phần nhờ tiền của Bộ Ngoại giao Mỹ, sẽ sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh xuyên qua đám mây để theo dõi lượng nước trên các đập thủy điện ở Trung Quốc và các nước khác. Thông tin này sẽ mở cho tất cả mọi người và được cập nhật theo thời gian thực. 

Một chỉ số riêng về “độ ẩm bề mặt” thể hiện vùng nào ướt hơn hoặc khô hơn bình thường, nhằm cho biết các dòng chảy tự nhiên bị các đập thủy điện ảnh hưởng như thế nào. 

“Việc giám sát này cung cấp bằng chứng rằng 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính đang được vận hành một cách phức tạp và hoạt động theo cách tối đa hóa lượng điện sản xuất ra để cung cấp cho các tỉnh miền đông Trung Quốc mà không hề tính đến tác động với hạ nguồn”, ông Brian Eyler, nhà nghiên cứu công tác tại Trung tâm Stimson ở Washington, nói. 

Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề trong nghiên cứu trước đây của Eyes on Earth – một phần của dự án Giám sát đập Mekong. Kết quả nghiên cứu nói rằng trong năm 2019, nước đã bị giữ lại trên thượng nguồn, trong khi các nước ở hạ nguồn chịu hạn hán nghiêm trọng. 

“Mỹ đã không thể cung cấp bằng chứng tốt xuyên suốt”, Viện nghiên cứu kỹ thuật năng lượng tái tạo Trung Quốc viết trong báo cáo đưa ra ngày 4/12 vừa qua.

“Những lợi ích của các đập thủy điện ở thượng nguồn Lan Thương đối với các nước hạ nguồn Mekong là rõ ràng và sáng tỏ”, Viện nghiên cứu kỹ thuật năng lượng tái tạo Trung Quốc nhận định đồng thời chỉ ra rằng nước được trữ trong các hồ thủy điện trong mùa mưa để giúp ngăn lũ lụt và hạn hán ở hạ nguồn. 

Năm nay, Trung Quốc đồng ý chia sẻ dữ liệu nguồn nước với Ủy hội sông Mekong. Cơ quan tư vấn cho chính phủ Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam từ lâu đã đề nghị Trung Quốc cung cấp thông tin đầy đủ để có thể lên kế hoạch tốt hơn. 

Trung Quốc và Mỹ đang triển khai hai khuôn khổ cạnh tranh nhau với các nước Mekong: Khuôn khổ hợp tác Mekong – Lan Thương đặt văn phòng tại Bắc Kinh và Đối tác Mekong – Mỹ. 

Cạnh tranh Mỹ - Trung trên dòng Mekong – Lan Thương được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược không kém cạnh tranh trên Biển Đông, nơi Washington thách thức yêu sách chủ quyền rộng khắp và vô lý của Trung Quốc đối với vùng biển này.

Theo theo Reuters
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.