Nghị sĩ Mỹ: Hành động của Bình Nhưỡng là lời tuyên chiến với Washington

Ảnh: Yonhap
Ảnh: Yonhap
TPO - Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ, báo giới và các nghị sĩ Mỹ cho rằng, hành động thử tên lửa ICBM của Triều Tiên như là một lời tuyên chiến của nước này đối với Mỹ.

Triều Tiên thử thành công tên lửa ICBM mới nhất

Trong một thông báo phát trên Đài truyền hình trung ương Triều Tiên, nước này tuyên bố, tên lửa vừa được phóng thử là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 vừa được nghiên cứu phát triển mới nhất.

Thông báo cũng cho biết, cuộc thử nghiệm đã thành công mỹ mãn. Tên lửa ICBM Hwasong-15 có thể bắn tới lãnh thổ nước Mỹ. Tính năng trên các mặt của tên lửa ICBM Hwasong-15 được nâng cao hơn so tới tên lửa ICBM Hwasong-14.

Ngoài ra, Triều Tiên không công bố bất kỳ thông tin nào liên quan tới tầm bắn, độ cao và địa điểm thử nghiệm.

Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc đã đưa ra những đánh giá khác nhau về tên lửa ICBM Hwasong-15

Tờ Washington Post cho biết, về mặt kỹ thuật, tầm bắn của tên lửa ICBM ICBM Hwasong-14 có thể bao phủ toàn bộ Washington.

Thông tin từ phía Hàn Quốc, theo hãng tin Yonhap, tên lửa Hwasong-15 được phóng từ tỉnh Nam Pyongan, phía Bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay theo hướng Đông gần 1.000km, đạt độ cao nhất khoảng 4.500km, trước khi rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản trên Biển Nhật Bản.

Tuy nhiên, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon ngày 29/11 tuyên bố vụ thử tên lửa tầm xa mới nhất của Triều Tiên có thể đã không hoàn toàn thành công vì tên lửa đã mất liên lạc với trung tâm kiểm soát trên mặt đất ở giữa hành trình bay. 

Điều này trái ngược với tuyên bố trước đó của Triều Tiên đã phóng thử thành công một tên lửa ICBM mới, với tên gọi Hwasong-15, và vụ phóng đã cho thấy rằng tên lửa có khả năng tấn công mọi điểm trên nước Mỹ với một đầu đạn hạt nhân.

Trong một cuộc thảo luận do Câu lạc bộ Kwanhun - hiệp hội các nhà báo Hàn Quốc tổ chức, Thủ tướng Lee phát biểu: "Giữa bệ phóng và tên lửa có liên lạc qua sóng radio. Trong trường hợp này, chúng tôi nhận thấy rằng liên lạc đã bị cắt đứt giữa hành trình bay nên khó có thể nói đây là một thành công".

Tuy nhiên, ông Lee cũng cho rằng Triều Tiên "đã đạt tới giai đoạn chạy đua hướng tới việc hoàn thiện ICBM". Theo ông, khả năng tên lửa của Triều Tiên "ngày càng trở nên tinh vi với tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt, cả về tầm bắn và thời gian bay".

Trong khi đó, các chuyên gia quân sự cho rằng, tên lửa ICBM Hwasong-15 được cho là có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân. Tên lửa bay khoảng 960km, đạt độ cao 4.500km và rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản

Nếu được phóng ở góc động thông thường, tấm bắn của tên lửa Triều Tiên có thể đạt tới trên 10.000 km. Với việc độ cao của lần thử nghiệm này lần đầu tiên vượt trên 4.000 km, Triều Tiên một lần nữa đã lập lên kỷ lục về độ cao của một cuộc thử nghiệm tên lửa ICBM ở góc độ cao.

Hành động của Triều Tiên sẽ dẫn tới chiến tranh

Báo chí và các nghị sĩ Mỹ cho rằng, hành động thử tên lửa ICBM Hwasong-15 có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ như là một lời tuyên chiến của Triều Tiên đối với Mỹ.

Ngay sau khi Tiều Tiên phóng thử tên lửa ICBM, Tổng thống Mỹ Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng: "chúng tôi sẽ xử lý nó". Trước đó ông Trump nhiều lần nhấn mạnh, nước Mỹ đã bắt tay vào bàn bạc phương án quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên, thời gian giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua biện pháp ngoại giao đã được sử dụng hết.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố lên án hành động thử nghiệm tên lửa ICBM của Triều Tiên.Trong tuyên bố do Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thực hiện nhấn mạnh: nước Mỹ cực lực khiển trách hành động thử tên lửa ICBM bay qua vùng biển Nhật Bản của Triều Tiên, hành động này của Triều Tiên đã gây đe dọa tới sự ổn định của láng giềng, khu vực và thậm chí toàn cầu.

Theo các chuyên gia quân sự, về mặt kỹ thuật, tâm bắn của tên lửa ICBM Hwasong-15 của Triều Tiên có thể bao phủ tòa bộ lãnh thổ Mỹ. Và điều này có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Triều Tiên.

Việc Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa ICBM có thể tấn công mục tiêu xác định trên lãnh thổ Mỹ là hành động cho thấy Triều Tiên đã không bị khuất phục trước các cảnh báo của chính quyền Washington thời gian qua.

Trong khi đó, tờ "Tuần báo tin tức" của Mỹ ngày 28/11 đăng bài viết ngay sau khi Triều Tiên thử thành công tên lửa ICBM, cho rằng, vụ thử tên lửa ICBM của Triều Tiên lần này có nghĩa là động thái "bên miệng hố chiến tranh".

Đặc biệt, chỉ sau vài giờ Triều Tiên thử thành công tên lửa ICBM, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết: "cuộc thử nghiệm tên lửa ICBM của Triều Tiên hôm thứ 3 là hành động sẽ dẫn tới xung đột quân sự. Hành động này của Triều Tiên đã đẩy Mỹ vào thế cực hạn. Đây chính là 'sai lầm' của Kim Jong-un".

Đặc biệt, khi trả lời hãng tin CNN, thượng nghị sĩ Lindsey Graham nhấn mạnh: "nếu bất đắc dĩ phải thông qua chiến tranh để ngăn chặn hoạt động phóng tên lửa của Triều Tiên, thì chúng tôi sẽ phát động chiến tranh. Nếu Mỹ và Triều Tiên khai chiến, điều này chính là do Triều Tiên 'tự chốc vạ vào thân'. Nếu tình hình không được cải thiện, chúng tôi sẽ tập trung vào chiến đấu".

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.