Ngôi làng 'sống chung với người chết' trong nhà

Ngôi làng 'sống chung với người chết' trong nhà
TPO - Các nghi  lễ của đám ma tốn kém đến mức người ta có thể phải mất nhiều năm trả nợ. Và vì thế, nếu đến với đảo Sumba ở Indonesia, bạn có thể bắt gặp quan tài người chết, cho dù đã lâu, trong phòng khách, hay trong bếp, theo tờ SCMP.
Ngôi làng 'sống chung với người chết' trong nhà ảnh 1

Mbora bên nơi để một chiếc quan tài của họ hàng (SCMP)\

 

Umbu Mbora, giống như nhiều người trong vùng, vẫn giữ xác người thân trong nhà cho dù họ qua đời đã lâu. Nhà của Umbu Mbora ở làng Lewa cũng giống như bao ngôi nhà khác trong vủng, mái rạ, tường bằng gỗ, hầu như chẳng có mấy đồ đạc. Thứ có thể khiến khách lạ sốc là hai xác chết, những người thân thích của Mbora.  Đó là anh họ và chị cùng cha khác mẹ của chủ nhà, chết các năm 2008 và 2010. Chiếc quan tài thứ nhất được đặt trong một phòng tối, nhỏ kế bên căn bếp, chiếc thứ hai trong phòng khách.

Cả hai chiếc quan tài có vẻ sạch sẽ, được trang trí bằng các họa tiết của đảo Sumba. Sự có mặt của hai xác chết có thể khiến khách lạ hoảng sợ, nhưng đối với gia đình Mbora, điều này chẳng có gì phải bận tâm. Họ cũng không e ngại gì khi phải sống với hai xác chết đang phân hủy trong nhà.. “Tôi rất gần gũi với họ, khi họ còn sống”, chị Rambu Herlina, vợ cuar Mbora, nói. “Tôi coi như họ đang ngủ trong phòng. Mỗi khi tôi phải dọn phòng dịp năm mới hoặc Giáng sinh, tôi đều cầu khấn họ, thậm chí cúng thuốc lá cho ông ấy. Mỗi lần vào phòng, tôi  đều xin phép họ, nói rằng tôi vào để quét nhà”.

Và điều quan trọng là các xác chết không hề bốc mùi. Chìa khóa của việc này là các lớp vải phủ, lá cây thuốc lá và đá vôi được xếp trong quan tài, dưới thi thể. Với các lớp vật chất này, các thi thể có thể không bốc mùi trong nhiều năm, theo lời Mbora.

Ngôi làng 'sống chung với người chết' trong nhà ảnh 2 Đảo Sumba trên bản đồ (Pinterest)

Ngoài chuyện làm đám ma tốn tiền, còn có lý do cho việc không chôn cất người chết. Ở Đông Sumba, hơn 18.000 người vẫn tin vào thuyết cổ xưa gọi là Marapu, thờ phụng một vị thần vô danh nhưng biết mọi thứ, người sở hữu đôi tai và cặp mắt lớn. Người đảo Sumba tin rằng vị thần nọ có thể nghe và thấy mọi thứ. Và những người qua đời trong dòng tộc chính  là tầng lớp trung gian giữa họ và vị thần kia.

Ngoài ra, tục lưu giữ xác chết còn bắt nguồn từ những nghi lễ tang ma cổ xưa, trong giới vua chúa quý tộc trên đảo. Để thần dân có thể thực thi các nghi lễ thờ cúng, người ta tìm cách lưu giữ thi hài trong nhiều ngày, có khi nhiều tháng. Gia đình Mbora, có dòng dõi hoàng tộc, đã  lưu giữ phong tục này, như một số gia đình khác trên đảo Sumba.

“Và bây giờ muốn làm ma thì phải có nhà thật to để đón khách, có khi hàng trăm người, ở trong nhà nhiều ngày liền. Phải có lợn, trâu thết đãi”.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG