Nhiều nước bắt đầu đóng cửa với đầu tư của Trung Quốc

Tập đoàn Yantai Taihai chuyên sản xuất lắp đặt các công trình hạt nhân. Trong ảnh là một lò phản ứng đang được xây dựng ẢNH:Reuters
Tập đoàn Yantai Taihai chuyên sản xuất lắp đặt các công trình hạt nhân. Trong ảnh là một lò phản ứng đang được xây dựng ẢNH:Reuters
TP - Không chỉ có Mỹ, giờ đây từ Đức, Anh, Canada và nhiều quốc gia khác đã cùng hợp lực chống lại việc bán các công ty công nghệ của mình cho các công ty Trung Quốc vì lo ngại an ninh, theo South China Morning Post.

Khi người Mỹ đang ngày càng trở nên ác cảm với các nhà đầu tư Trung Quốc trong năm nay với việc ngăn chặn các dự án lớn, nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ tìm được cơ hội ở các nơi khác. Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, Đức, Pháp, Anh, Australia, Nhật Bản và Canada đã bắt tay chống lại dòng vốn của Trung Quốc vì những lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia
Tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên chính phủ Đức từ chối sự kiểm soát của người Trung Quốc thông qua việc không cho phép nhà sản xuất thiết bị hạt nhân Yantai Taihai mua lại Leifeld Metal Spinning, công ty chuyên sản xuất các thiết bị cho ngành công nghiệp hạt nhân và hàng không của Đức vì lý do an ninh. Kể từ năm 2016, khi tập đoàn Kuka, nhà sản xuất robot tiên tiến nhất của Đức bị nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Midea của Trung Quốc mua lại, chính phủ Đức bắt đầu soạn thảo luật mới nhằm ngăn chặn các thương vụ.

Hồi tháng 5, Canada đã ngăn cản việc mua lại công ty xây dựng Aecon từ một công ty xây dựng Trung Quốc, cũng vì lo ngại đến an ninh quốc gia.
Christopher Griner, chủ tịch công ty luật Stroock & Stroock & Lavan chuyên về vấn đề an ninh  quốc gia có trụ sở tại Washington cho rằng, lịch sử đã lặp lại khi thời chiến tranh lạnh, người ta lo ngại về internet, còn ngày nay có một nỗi khiếp đảm về công nghệ.

Cũng trong năm ngoái, Đức đã cùng Pháp và Italy kêu gọi châu Âu hành động mạnh mẽ hơn nữa trước cuộc thôn tính của các công ty nước ngoài. Động thái này được xem như phản ứng trước những lo ngại ngày càng gia tăng về việc chuyển nhượng các công nghệ cho Trung Quốc thông qua hoạt động đầu tư. Anh, một trong số các quốc gia châu Âu hoan nghênh các nhà đầu tư Trung Quốc dưới thời Thủ tướng David Cameron, giờ đây cũng bắt đầu giảm mặn mà với các công ty Trung Quốc. Điển hình là việc giới chức London bắt đầu xem xét lại chuyện công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc giành được những hợp đồng quan trọng tại Anh 13 năm trước đây.

MỚI - NÓNG