Nhìn lại bài học chống COVID-19 từ Vũ Hán

Nhìn lại bài học chống COVID-19 từ Vũ Hán
TPO - Khi số ca mắc COVID-19 tăng chóng mặt ở Vũ Hán, giới chức Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp phong toả quyết liệt hơn cả khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về phản ứng trong tình huống khẩn cấp, tạo nên tiêu chuẩn mới cho việc phòng chống đại dịch ở các quốc gia khác. 

Virus corona mới được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12/2019. Đến ngày 30/1/2020, WHO tuyên bố đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp y tế gây quan ngại toàn cầu.

Khi chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị, các biện pháp giãn cách xã hội được xác định là cần thiết để ngăn virus lây lan. Vì thế, chính phủ Trung Quốc triển khai hàng loạt các biện pháp can thiệp quy mô lớn để kiểm soát dịch bệnh. Các biện pháp chặt chẽ nhất được áp dụng ở Vũ Hán để phong toả hoàn toàn dân số cả thành phố.

 Bắt đầu từ 10h ngày 23/1, giới chức Vũ Hán cấm mọi hoạt động giao thông ra vào thành phố của 9 triệu dân. Trên các tỉnh thành khác của Trung Quốc, các biện pháp can thiệp được áp dụng như gia tăng chốt chặn trên đường phố để giảm lưu lượng người đi lại và khuyến cáo người dân tự cách ly ở nhà để giảm hoạt động bên ngoài. Hàng trăm triệu dân Trung Quốc phải giảm hoặc dừng ra khỏi và di chuyển trong thành phố.

Nhìn lại bài học chống COVID-19 từ Vũ Hán ảnh 1 Một đường hầm ở Vũ Hán bị chặn lại trong thời gian phong toả. (Ảnh: Reuters)

 Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu gợi ý rằng những biện pháp hạn chế đi lại đến và ra khỏi Vũ Hán có vẻ không hiệu quả lắm trong việc giảm lây nhiễm trên cả nước. Dù lưu lượng người từ Vũ Hán đến các khu vực khác giảm 99% trong thời gian phong toả, nhưng số người nhiễm virus ở các tỉnh thành ngoài Vũ Hán chỉ giảm 24,9%. 

Những biện pháp can thiệp quy mô lớn đã gây ra gián đoạn đáng kể cho cấu trúc kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu. Nhiều câu hỏi vẫn còn đó, như liệu các biện pháp can thiệp có thực sự cần thiết hay thực sự hiệu quả ở Trung Quốc, và làm cách nào để đánh giá hiệu quả khống chế dịch bệnh ở các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc đại lục trong kiểm soát đại dịch. 

Nghiên cứu của Zhengming Yuan và các tác giả khác đăng trên trang web của WHO đã sử dụng mô hình dựa trên sự di chuyển của người dân và số ca mắc được xác nhận để lượng hoá tác động của các biện pháp phong toả ở Vũ Hán và tình trạng dịch bệnh lây lan ra khắp cả nước. 

Nghiên cứu kết luận rằng việc phong toả Vũ Hán kết hợp với hạn chế giao thông trên cả nước và các biện pháp tự cách ly đã giúp giảm mạnh số ca lây nhiễm trên khắp đại lục.

Việc kết thúc phong toả Vũ Hán vào ngày 8/4 là khoảnh khắc chiến thắng của Trung Quốc và cũng thể hiện niềm tin rằng nước này đã khống chế thành công virus chết người ở nơi nó bùng lên đầu tiên.

Khi người dân dần quay lại cuộc sống bình thường, dù các biện pháp giãn cách và đo thân nhiệt vẫn được áp dụng, một ổ dịch mới bất ngờ xuất hiện hồi tháng 5 khiến cả thành phố lại rơi vào cảm giác bất an. Các biện pháp hạn chế được tái áp dụng và chính quyền thành phố xét nghiệm cho toàn bộ 11 triệu dân chỉ trong vòng 2 tuần. Từ đó đến nay, Vũ Hán chưa phát hiện ca bệnh nào nữa, Xinhua đưa tin.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.