Nước Mỹ 'dậy sóng' trước quyết định của ông Trump

Nước Mỹ 'dậy sóng' trước quyết định của ông Trump
TPO - Việc Tổng thống Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran thực sự châm ngòi cho một loạt các mâu thuẫn và đấu tranh ngay trong lòng nước Mỹ giữa những người thuộc đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Đối lập với lập trường của giới quân sự

Ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và khởi động các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, đồng thời tìm kiếm các biện pháp trừng phạt mới ở mực độ cao nhất.

Quyết định này của ông Trump đã lập tức gây ra những phản ứng trái chiều trong lòng nước Mỹ, đặc biệt là sự phản ứng gay gắt từ những người của đảng Dân chủ.

Giới quân sự Mỹ bày tỏ rõ ràng rằng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhiều lần chứng thực Iran đã tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph F. Dunford đều công khai bày tỏ, Iran luôn tuân thủ Thỏa thuận, và cho rằng việc Mỹ duy trì Thỏa thuận phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Vào cuối tháng Tư vừa qua, trong buổi điều trần tại Ủy ban quân sự Thượng viện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng bày tỏ, bản thân ông đã không dưới 3 lần đọc nội dung Thỏa thuận hạt nhân Iran, và tin chắc rằng các biện pháp liên quan đều hoàn hảo, và Thỏa thuận này vẫn còn giá trị tồn tại.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson-người vừa bị ông Trump sa thải cách đây không lâu và cựu Cố vấn an ninh quốc gia H.R. Mcmaster cũng từng đưa ra những lời khuyên rất cụ thể cho ông Trump trong việc giữ lại Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tuy nhiên, tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompoe và tân Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton lại không nghĩ như vậy, và hai vị này đều kiên trì lập trường nhất quán đối với phái cứng rắn ở Iran, và tìm cách gia tăng tốc độ để thúc giục Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Như vậy, quyết định của ông Trump cùng với đội ngũ cố vấn trong Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ đã đi ngược lại tư duy của những nhân vật chủ chốt trong giới quân sự Mỹ, tiêu biểu nhất là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis.

Điều này sẽ khiến cho mâu thuẫn giữa ông Trump và đội ngũ cố vấn của mình trong Ủy ban an ninh quốc gia với giới quân sự trong vấn đề Trung Đông một lần nữa lại căng thẳng và phát triển theo xu hướng ngày càng đối lập.

Đấu tranh và đối lập với đảng Dân chủ

Giới phân tích cho rằng, quyết định của ông Trump sẽ khiến cho ông và đội ngũ cố vấn của mình đứng ở phía đối lập và đấu tranh với những người của phe Dân chủ.

Khi các cuộc đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran gặp trở ngại vào năm 2014-2015, nguyên Tổng thống Mỹ Obama lúc đó đã phớt lờ sự kiểm soát Quốc hội của phe Cộng hòa. Trước sự phản đối của những người đảng Cộng hòa, sau khi đặt bút ký kết Thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Obama đã từ chối giao cho Quốc hội Mỹ thông qua.

Trong năm 2015, những người của đảng Cộng hòa đã tiến hành cuộc đấu tranh kéo dài tới hơn 4 tháng với phe Dân chủ nhằm mục đích ngăn chặn và phá hủy Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Do đó, việc ông Trump xóa bỏ Thỏa thuận quốc tế do chính những người của đảng Dân chủ ký kết tất nhiên sẽ dẫn tới sự bất mãn và đấu tranh của những người của đảng Dân chủ. Và cuộc đấu tranh này y hệt như những gì mà những người của đảng Cộng hòa tìm mọi cách để phản đối và ngăn cản Thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Obama vào hồi năm 2015.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ đã cho rằng, ông Trump làm như vậy phần lớn là bởi mong muốn xóa bỏ những di sản của ông Obama chứ không phải là từ một sự đánh giá công bằng những điểm mạnh và điểm yếu của Thỏa thuận.

Trong đó, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein cho rằng, tất cả mọi thứ Tổng thống Obama đạt được, Tổng thống Trump muốn hủy bỏ. Một Thỏa thuận giúp ngăn cản Iran có được vũ khí hạt nhân là một điều không bao giờ được phép hủy bỏ chỉ để đáp ứng một lời cam kết trong chiến dịch tranh cử. 

John Kerry, nhà đàm phán chính của Mỹ về Thỏa thuận này khi còn giữ chức Ngoại trưởng dưới thời ông Obama, đã đưa ra tuyên bố cáo buộc Trump đang "vứt bỏ" các biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng hạt nhân của Iran.

Cuộc đấu tranh giữa "giữ lại" và "rút khỏi" Thỏa thuận hạt nhân Iran trong thời gian qua và sắp tới suy cho cùng chính là cuộc đấu tranh chính trị trong lòng nước Mỹ giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Và quyết định của ông Trump một lần nữa đã phản ảnh bản chất thực tế của nước Mỹ đó là sự đấu tranh và mâu thuẫn luôn tồn tại giữa những người thuộc phe Cộng hòa và Dân chủ ngay trong lòng nước Mỹ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.