Quan hệ Mỹ-Anh đang đối mặt với thách thức chưa từng có

Ảnh: BBC
Ảnh: BBC
TPO - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) của Thủ tướng Anh Theresa May như một “gáo nước lạnh” dội vào mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh được định hình từ năm 1946 tới nay .

Ngay sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017, Thủ tướng Anh Theresa May lập tức có chuyến công du tới Washington, trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón tại Nhà Trắng.

Theo thông lệ, Thủ tướng Anh sẽ mời ông Trump tới thăm Anh theo nghi thức cấp nhà nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chuyến thăm này đã phải kéo dài. Và nguyên do sâu xa là có sự phản đối của phần lớn dân chúng Anh.

Trong thời gian dài, Anh luôn là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi ông Trump lên nắm quyền với việc thực hiện chính sách “Nước Mỹ trên hết”, cũng như một loạt chính sách ngoại giao khó dự đoán, đã khiến cho mối quan hệ đồng minh này gặp nhiều thách thức.

Trong đó, chính sách ngoại giao “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump chủ yếu tập trung vào bảo vệ lợi ích bản thân nước Mỹ, trong khi đó thoát ly khỏi cơ sở củng cố cho mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh đó là giá trị quan và lợi ích chung song phương.

Điều đó dẫn tới hệ quả là Washington và London đã xuất hiện nhiều chia rẽ sâu sắc trong các vấn đề quốc tế trọng đại như thương mại, Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp định biến đổi khí hậu Paris…

Đặc biệt, chuyến thăm Anh của Tổng thống Mỹ Trump diễn ra đúng vào thời khắc kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) của Thủ tướng Anh Theresa May gặp nhiều thách thức.

Sau 12 tiếng tiến hành “Hội nghị Marathon” hôm 10/7, nội các của Thủ tướng May đã đạt được kế hoạch Brexit theo khung hướng “Brexit mềm”.

Theo kế hoạch này, nước Anh sẽ tiếp tục ở lại thị trường đơn nhất Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên mất đi quyền tự chủ nhất định. Điều đó có nghĩa là nước Anh đã phải đưa ra sự thỏa hiệp để đảm bảo sự phát triển kinh tế. Và trong tương lai còn có thể duy trì mối liên ệ về kinh tế và thương mại với EU, tiếp tục tìm kiếm việc ở lại thị trường đơn nhất và liên minh thuế quan của EU.

Quyết định của Thủ tướng Anh đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía những người theo quan điểm cứng rắn trong chính đảng Bảo thủ của bà. Ngay lập tức Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Brexit David Davis tuyên bố từ chức để phản đối chiến lược của bà May.

Như vậy, trong bối cảnh kế hoạch Brexit gặp phải thách thức lớn, Thủ tướng Anh hy vọng có thể giành lấy những tiến triển quan trọng thông qua việc đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Qua đó, nhằm giành lất con bài chủ động trong cuộc đàm phán Brexit với EU.

Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông của Anh, những thông tin được công bố sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh cho thấy, ông Trump cảm thấy rất thất vọng về kế hoạch Brexit mềm của bà May. Trong đó Tổng thống Mỹ Trump cho rằng những gì bà May đề xuất trong kế hoạch Brexit sẽ đe dọa tới tiến trình đàm phán hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ và Anh.

Đặc biệt, trong lời nói của ông Trump còn hàm chứa thái độ “bàng quan” đối với việc bà May có thểgiữđượcchiếcghế của mình hay không.

Một loạt các động thái trên giữa Mỹ và Anh, đặc biệt là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga sắp diễn ra cho thấy, chuyến thăm London của Tổng thống Mỹ Trump không thể cứu vãn được mối quan hệ đang “xoay vần” giữa Anh và Mỹ.

Hơn nữa, ngay trong giai đoạn ông Trump vận động tranh cử hồi năm 2016, giới chính trị gia Anh đã thể hiện sự quan ngại và lo lắng về mối quan hệ giữa hai đồng minh này sau khi ông Trump đắc cử.

Thậm chí có người còn dự đoán rằng, ông Trump không chỉ đe dọa tới mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh, mà còn có khả năng đặt “dấu chấm hết” cho mối quan hệ đặc biệt này.

Quả thực, kể từ năm 1946, Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill lần đầu tiên sử dụng cụm từ “quan hệ đặc biệt” để định hình mối quan hệ Anh-Mỹ.

Tuy nhiên quan hệ Anh-Mỹ trong thời đại Donald Trump thực sự đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có.

MỚI - NÓNG