Thảm họa Chernobyl tiếp theo có thể xảy ra trên biển

Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov của Nga (ảnh: Wikipedia)
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov của Nga (ảnh: Wikipedia)
TPO - Nga và Trung Quốc đang đi đầu trong cuộc đua đưa lò phản ứng hạt nhân ra biển. 

Theo Bloomberg, cuối tháng này, một đội tàu kéo sẽ rời Murmansk, một cảng ở vùng tây bắc nước Nga, để lai dắt nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. Đội tàu này sẽ vượt qua 3.700 dặm về phía đông để đến Pavek, một cảng nằm ở vùng đông bắc xa xôi của Nga. Tại đó, 2 lò phản ứng nhỏ sẽ cấp điện cho các gia đình, mỏ khoáng sản và giàn khoan.

Kế hoạch táo bạo và đắt đỏ đó có thể mới là khởi đầu. Trung Quốc có kế hoạch triển khai 20 nhà máy hạt nhân nổi trong thập kỷ tới. Các nhà đầu tư Mỹ hy vọng sẽ lắp một dây chuyền ở Hàn Quốc để chế tạo loại lò phản ứng phù hợp trên biển. Điều đáng lo là khi cuộc đua công nghệ này đang diễn ra, các quy định liên quan chưa đuổi kịp. 

Không khó để tưởng tượng nguy cơ xảy ra thảm họa nếu nhà máy hạt nhân nổi đậu gần vùng xảy ra sóng thần, tuyến hàng hải đông tàu bè hay khu vực dễ xảy ra cướp biển, khủng bố. Nhanh chóng đề ra quy tắc toàn cầu mới cần phải là nhiệm vụ ưu tiên. 

Ý tưởng về nhà máy hạt nhân nổi trên biển xuất hiện từ bình minh của thời đại nguyên tử. Lò phản ứng trên đất liền cực kỳ tốn kém và mất nhiều năm, thậm chí vài thập kỷ, mới xây xong. Chúng đòi hỏi thiết kế riêng cho từng địa điểm, diện tích đất rộng, dòng nước cung cấp liên tục và nhiều cấp quản lý. Những chính phủ chưa có kinh nghiệm thường phải mất 10-15 năm mới có thể bắt đầu vận hành một lò phản ứng. 

Ngược lại, lò phản ứng nổi có quy mô nhỏ hơn, tốn ít chi phí chế tạo và triển khai hơn. Di chuyển chúng ra biển sẽ bớt được yêu cầu về diện tích đất, trong khi có thể đưa đến các vùng xa xôi và kém phát triển. 

Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom, hãng phát triển Akademik Lomonosov, gần đây ký biên bản ghi nhớ về việc cung cấp cho Sudan một lò phản ứng nổi. 

Cho đến nay, nhà máy đầu tiên và duy nhất từng được đưa vào sử dụng là MH-1A, một nhà máy nổi được thiết kế bởi quân đội Mỹ. Năm 1968, lò phản ứng này được đưa đến kênh đào Panama khi hạn hán làm mất khả năng sản xuất thủy điện của khu vực. MH-1A giúp duy trì cung cấp điện trong 8 năm, cho đến khi Mỹ nhận thấy chi phí quá đắt đỏ. 

Sự phản đối của dư luận góp phần khiến kế hoạch làm một nhà máy hạt nhân nổi ngoài khơi bang New Jersey, Mỹ, thất bại vào những năm 1970. Giới chức Liên Xô trong một thời gian đã nói về ý tưởng sử dụng nhà máy hạt nhân nổi để phát điện cho khu vực thưa thớt dân cư ở miền bắc và miền đông, nhưng điều này chưa trở thành hiện thực. 

Chi phí vẫn là thách thức. Khi phần khung của Akademik Lomonosov được đưa ra ra năm 2007, Rosatom hy vọng thiết kế này có thể được nhân bản với chi phí tương đối rẻ. Nhưng nhiều năm trì hoãn (do tình hình kinh tế của Nga) đẩy chi phí của dự án lên hơn 480 triệu USD. Sản xuất hàng loạt có vẻ là điều không thể. 

Trung Quốc có vẻ may hơn. Nhà máy hạt nhân nổi của nước này đang được chế tạo để hạ thủy vào năm 2021. Trung Quốc không thiếu nguồn lực cho dự án của họ. Các nhà chế tạo Trung Quốc đang hợp tác với hãng khai thác dầu khí của nước này, với hy vọng sử dụng nhiên liệu hạt nhân để mở rộng hoạt động thăm dò và khoan dầu khí trên biển Đông. Vì Trung Quốc có quyết tâm thống trị vùng biển tranh chấp này, bất kỳ lo ngại nào về chi phí cũng sẽ được ưu tiên giải quyết. 

An toàn là một vấn đề khác. Những người ủng hộ cho rằng nếu xảy ra sự cố, nước biển sẽ nhanh chóng làm mát lò phản ứng bị hư hại cho đến khi được khắc phục. Nhưng một thảm họa kiểu Chernobul vẫn sẽ gây ô nhiễm cho biển, có thể trong khu vực rộng hàng ngàn dặm, gây ảnh hưởng đến ngành đánh bắt và các cộng đồng sống ven biển. 

Lò phản ứng trên biển nếu gặp bão lớn có thể bị trôi dạt vào bờ, gây ra tình trạng ô nhiệm trên diện rộng ở khu vực đông dân cư. Điều tồi tệ hơn là việc đưa các lò nổi ra khu vực tranh chấp như biển Đông sẽ khiến chúng dễ trở thành mục tiêu tấn công nếu nổ ra xung đột. Nhưng những lo ngại như vậy sẽ không ngăn Trung Quốc hay Nga đưa lò phản ứng nổi ra những vùng biển mà họ coi là của mình.

Theo Công ước về an toàn hạt nhân năm 1994, các nước đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng và hoạt động, phải nộp báo cáo thường kỳ về chương trình hạt nhân để những nước khác đánh giá. Hiệp ước này chỉ áp dụng cho các lò phản ứng đặt trên mặt đất. Nhưng không có lý do nào không thể sửa đổi hiệp ước để quản lý cả các nhà máy hạt nhân nổi. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.