THẾ GIỚI 24H: Hàn Quốc rầm rộ tập trận

Ảnh: Yonhap
Ảnh: Yonhap
TPO - Sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom H, Quân đội Hàn Quốc thông báo ngày 4/9 tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật phối hợp nhằm mục tiêu vào nơi được giả định là bãi thử hạt nhân của Triều Tiên.

Động thái này được tiến hành nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử được cho thử hạt nhân lần thứ 6 trước đó 1 ngày. Cuộc tập trận có sự tham gia của tên lửa đạn đạo Hyunmoo và máy bay chiến đấu F-15K. Thông báo của Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc cho hay tên lửa đất đối đất Hyungmoo và tên lửa không đối đất tầm xa được bắn từ các máy bay F-15K đã đánh trúng các mục tiêu giả định ở vùng biển phía Đông nước này. 


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc nhở Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng, về những gì mà ông gọi là “chính sách khuyên giải” sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom H gắn vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào trưa Chủ nhật 3/9. (XEM CHI TIẾT)


Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên ngày 3/9 phát bản tin đặc biệt thông báo về vụ thử bom nhiệt hạch (bom khinh khí, bom H) thành công "mỹ mãn". Bản tin phát cả hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un ký lệnh thử vũ khí hạt nhân. Bản tin đặc biệt do phát thanh viên tin tức nổi tiếng nhất Triều Tiên là bà Ri Chun Hee đọc.


Theo báo cáo của Cục Khí tượng Quốc gia Hàn Quốc, vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên được cho là có tác động mạnh gấp 11,8 lần so với lần thử thứ 4 vào tháng 1/2016 về cường độ chấn động do nổ bom. (XEM CHI TIẾT)


Ngày 3/9, Nga yêu cầu chính quyền Mỹ lập tức hoàn trả các cơ sở ngoại giao của Nga bị tịch thu tại Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Nếu không (hoàn trả các cơ sở ngoại giao), Mỹ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa 2 nước, khi mà vấn đề ổn định toàn cầu và an ninh quốc tế vào thời điểm hiện tại phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ này". Tuyên bố cũng cho hay: "Chúng tôi xem những diễn biến này là một hành động thù địch rõ ràng, một hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Washington, bao gồm cả Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao". 


Tối 3/9, cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng viên Thủ tướng Đức là Đương kim Thủ tướng Angela Merkel - đại diện cho Liên minh Dân chủ-Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) và ông Martin Schulz, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, đối đầu. Trong 97 phút tranh luận, các ứng viên đã đề cập đến nhiều vấn đề "nóng" hiện được cử tri Đức rất quan tâm như cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, căng thẳng ngoại giao giữa Đức - Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đối ngoại, an ninh nội bộ và công bằng xã hội. Khảo sát nhanh do đài truyền hình ZDF thực hiện cho thấy, bà Merkel đã tạo ấn tượng tốt hơn với cử tri trong cuộc tranh luận này.


Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã áp đặt lệnh giới nghiêm đối với người dân Iraq tại các khu vực phía Tây tỉnh Anbar của quốc gia Trung Đông này. Theo đó, IS đã siết chặt các biện pháp kiểm soát đối với người dân tại hai thị trấn Qaim và al-Ebeidi cũng như khu vực Okashat, trong khi lệnh giới nghiêm được áp đặt từ sáng 3/9.  


Bộ Quốc phòng Nga đã ký 23 hợp đồng nhà nước và 3 hợp đồng bổ sung trị giá 170 tỷ rúp với 17 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong khuôn khổ Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế “Quân đội -2017”. (XEM CHI TIẾT)

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.