Thổ Nhĩ Kỳ ra ‘tối hậu thư’ cho Mỹ giữa xung đột với Kurd

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chống người Kurd ở gần biên giới với phía bắc Syria. Ảnh: Reuters
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chống người Kurd ở gần biên giới với phía bắc Syria. Ảnh: Reuters
TPO - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tin rằng, tương lai quan hệ giữa Ankara và Washington phụ thuộc vào các hành động tiếp theo và thái độ của Mỹ với người Kurd ở Syria.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có bài phỏng vấn trên tờ báo Haberturk, sau khi người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson bày tỏ sự nghi ngờ với cáo buộc từ Ankara rằng, chiến binh của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd (YPG) ở Syria đã nã pháo vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi không biết họ lấy dữ liệu ở đây, nhưng chúng tôi chỉ tin vào những gì chúng tôi thấy và trải qua. Tôi nói với ông ta rằng, nên kiểm tra nguồn tin của ông, thay vì nói với chúng tôi về vị trí của họ.

Tương lai quan hệ với Mỹ phụ thuộc vào các bước tiếp theo của Mỹ. Đối với tôi, tôi đang thực hiện những điều mà tôi nên làm, nếu không quốc gia của tôi sẽ gặp nguy hiểm. Chúng tôi sẽ không sợ ai: Nếu chúng tôi phải chết, chúng tôi sẽ chết, nhưng chúng tôi sẽ không sống trong sợ hãi”, ông Cavusoglu nhấn mạnh.

Nhà ngoại giao cũng bày tỏ hy vọng, Mỹ, cũng như các đồng minh khác, sẽ ở bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, không phải bênh vực cho “khủng bố”.

Ông nói thêm, kể từ khi bắt đầu hoạt động quân sự ở biên giới với phía bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có thông báo đầy đủ cho tất cả các bên liên quan về kế hoạch của họ.

“Nhiệm vụ của chúng tôi không phải đối đầu với Nga, Syria hay Mỹ, mà là chống lại khủng bố. Đồng thời, vấn đề không phải ở Afrin, Manbij, phía đông của Euphrates hay bắc Iraq. Nếu khủng bố có ở đâu, đó là mối đe doạ đối với chúng tôi”, vị ngoại trưởng kết luận.

Cùng định hướng trên, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết, điều kiện then chốt để tiếp tục hợp tác giữa Ankara và Washington là Mỹ ngừng cung cấp vũ khí cho người Kurd, và thu hồi những vũ khí đã cung cấp trước đó.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ có “quyền hợp pháp” để tự bảo vệ mình chống lại khủng bố. Ông cũng đề cập đến khu vực an ninh trên biên giới với Syria, và việc Washington đang thương lượng với Ankara về tình hình hiện tại, cũng như phủ nhận khả năng “hai đồng minh NATO chống lại nhau”.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày thứ Ba (23/1) trích dẫn các nguồn ngoại giao tiết lộ, các quan chức cấp cao của Mỹ đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về các vấn đề song phương, và hoạt động quân sự của Ankara chống lại lực lượng dân quân người Kurd tại vùng Afrin.

Theo hãng tin Anadolu, phái đoàn trên, do trợ lý Ngoại trưởng Jonathan Cohen dẫn đầu, đến Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Hai, một ngày trước khi diễn ra các cuộc họp dự kiến. Đại diện đàm phán bên Ankara là Thứ trưởng Ahmet Muhtar Gun.

Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Kurd leo thang sau thông tin Mỹ chuẩn bị xây dựng lực lượng an ninh biên phòng ở Syria, với lực lượng người Kurd – bị Ankara xem là khủng bố - đóng vai trò chủ đạo.

Ngày 20/1, với việc nã pháo qua biên giới, lãnh đạo lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố khởi động chiến dịch mang tên “Olive Branch”, chống lại người Kurd tại Afrin. Theo thông tin mới nhất, máy bay của Không lực Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công hơn 170 mục tiêu của Kurd trong quá trình hoạt động.

Cùng ngày, đại diện Lầu Năm Góc Adrian Rankine-Galloway cho hay trên Sputnik, Mỹ công nhận mối bận tâm của Thổ Nhĩ Kỳ về Đảng Lao động người Kurd (PKK) trong bối cảnh các hoạt động quân sự mới của Ankara ở miền bắc Syria; nhưng kêu gọi các bên tranh leo thang và tập trung vào chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.