Khi nào công dân được quyền bắt người? Bài cuối:

Trao quyền không phải lúc nào cũng tốt

Bạo lực bùng phát ở Ai Cập năm 2012. Người ta lo ngại quyền bắt giữ của công dân sẽ bị các cánh chính trị lợi dụng, triệt hạ lẫn nhau. Ảnh: Baltimore Sun.
Bạo lực bùng phát ở Ai Cập năm 2012. Người ta lo ngại quyền bắt giữ của công dân sẽ bị các cánh chính trị lợi dụng, triệt hạ lẫn nhau. Ảnh: Baltimore Sun.
TP - Tại Ai Cập, quyền bắt giữ người của công dân từng là đề tài gây tranh cãi, sau khi người đứng đầu Viện Công tố tuyên bố rằng “công dân có quyền bắt giữ những kẻ phá hoại”. Tuyên bố này được một số người Hồi giáo chào đón nhưng giới cấp tiến và cánh tả đã lên tiếng chỉ trích.

Viện trưởng Viện Công tố Ai Cập kêu gọi mọi công dân thực thi quyền, được quy định tại điều 37 Bộ luật Hình sự Ai Cập, bắt giữ bất kỳ ai có hành vi phạm tội và dẫn giải họ tới cơ quan chức năng”, tờ Ahram Online trích thông cáo của Viện Công tố.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh đang có những đợt bố ráp của cảnh sát đối với những lực lượng đối lập.
Một số nhóm chính trị Hồi giáo tại Ai Cập lập tức lên tiếng ủng hộ quyết định của viện công tố, cho rằng đây là bước đi quan trọng nhằm đối đầu với “bạo lực có hệ thống” ở Ai Cập.

“Các nhóm chính trị có quyền thành lập lực lượng cảnh sát riêng để trấn áp tội phạm trên đường phố”,  đại diện một cánh chính trị Hồi giáo tuyên bố với báo chí.

Trong khi đó, các nhóm khác tại Ai Cập đã lên tiếng chỉ trích diễn tiến mới, cho rằng việc này sẽ bị các cánh chính trị lợi dụng để triệt hạ lẫn nhau. Tổng thư ký Đảng Tự do và Công lý tuyên bố phản đối quy định mới: “Người dân không nên hỗ trợ cảnh sát nhiều hơn những gì đã được luật pháp quy định”, ông này nói.

Trước đó, trong các cuộc đụng độ tại dinh tổng thống vào tháng 12/2012, những người ủng hộ tổng thống Morsi và thành viên tổ chức Anh em Hồi giáo được cho là đã bắt giữ, tra tấn một số người biểu tình chống Morsi, trước khi giao họ cho chính quyền. Vài giờ sau, Văn phòng Công tố Đông Cairo yêu cầu thả những người này vì thấy rằng họ vô tội. Một số người thậm chí không biểu tình mà chỉ là khách qua đường, hoặc người dân sống gần dinh tổng thống.

Dọn đường cho bạo lực?

Một nguồn tin trong giới quân sự ở Ai Cập nói với Ahram Online rằng quy định mới về quyền bắt giữ của công dân có thể khiến quân đội phải nhảy vào can thiệp.

“Động thái này sẽ thúc đẩy sự ra đời của các nhóm vũ trang tư nhân, khiến nguy cơ nội chiến gia tăng”, nguồn tin này nói.

Đảng Liên minh Xã hội chủ nghĩa cũng ra thông cáo phản đối quy định mới, cho rằng nó có thể  được các nhóm chính trị sử dụng để triệt hạ các đối thủ chính trị hoặc  các nhóm đối lập về tư tưởng.

Đảng Wafd theo tư tưởng cấp tiến cũng phản đối quy định mới. Người phát ngôn của đảng này, luật sư Abdullah El-Moghazy cho rằng trao quyền bắt giữ những đối tượng tình nghi cho mọi công dân là tạo điều kiện chính trị cho các nhóm vũ trang Hồi giáo, vốn đã có “bề dày thành tích bạo lực”. “Là chuyên gia pháp lý, tôi tin quyết định của Viện Công tố vi hiến và luật Hình sự”, El-Moghazy nói.

Thậm chí, đại diện ngành du lịch Ai Cập cũng phản đối quy định mới. “Nhiều đại lý du lịch đã gọi cho tôi, bày tỏ sự lo ngại”, lãnh đạo Liên minh Hỗ trợ du lịch Ai Cập, Ehab Moussa nói. “Người ta lo rằng trao quyền của cảnh sát cho người dân sẽ dẫn đến khả năng gia tăng những hành vi xấu đối với du khách, thậm chí là cả tống tiền”, ông Moussa nói. Theo ông, người ta cũng có thể sử dụng quyền này để bắt ép du khách mua hàng hóa của họ.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.