Hoà Nhật Bản, U19 Việt Nam đoạt vé chung kết giải châu Á

U19 Việt Nam giành quyền vào VCK U19 châu Á 2020
U19 Việt Nam giành quyền vào VCK U19 châu Á 2020
TPO - Hoà 0-0 trước U19 Nhật Bản ở lượt trận cuối bảng J tối nay, U19 Việt Nam giành vé dự vòng chung kết Giải U19 châu Á 2020. 

Trước thềm trận đấu tối nay, U19 Nhật Bản đã thể hiện sức mạnh tuyệt đối với 19 bàn thắng được ghi và chưa thủng lưới bàn nào qua 2 trận. Trong khi đó, U19 Việt Nam cũng có 6 điểm nhưng chỉ ghi được 7 bàn thắng và để thủng lưới 1 lần. 

Trước đối thủ được đánh giá cao hơn, U19 Việt Nam chủ động chơi phòng ngự và chờ cơ hội phản công. Trong khi đó, U19 Nhật Bản tổ chức tấn công và kiểm soát thế trận trong những phút đầu. Nửa đầu hiệp 1, U19 Nhật Bản tạo được một số tình huống nguy hiểm về phía khung thành U19 Việt Nam, nhưng không thắng được thủ môn Y Eli Nie.

Sau nửa đầu hiệp 1 chơi lép vế, U19 Việt Nam dần lấy lại thế trận. Đáng chú ý nhất là tình huống Văn Tùng có pha solo tạo sóng gió trước khung thành của U19 Nhật Bản phút 29. Thế trận giằng co khiến hiệp đấu đầu tiên khép lại mà không có bàn thắng nào được ghi.

Sang hiệp 2, thế trận không có chuyển biến đáng kể. U19 Việt Nam dễ đá hơn từ phút 74 khi tiền đạo Nhật Bản Sakuragawa nhận thẻ đỏ trực tiếp rời sân vì hành vi đánh nguội. Mất người, U19 Nhật Bản không còn đẩy cao đội hình tấn công và chấp nhận kết quả hòa 0-0 trước U19 Việt Nam.  

Với kết quả này, U19 Việt Nam có cùng 7 điểm như U19 Nhật Bản nhưng xếp sau do kém hơn hiệu số bàn thắng bại. U19 Nhật Bản đứng đầu bảng J và giành vé chính thức tham dự VCK Giải U19 châu Á 2020 tại Uzbekistan.

Trong khi đó, dù xếp nhì bảng nhưng với 7 điểm có được và hiệu số +6, U19 Việt Nam đoạt vé dự VCK Giải U19 châu Á 2020 với tư cách là một trong bốn đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.