V-League và nỗi khổ của 'vua'

Các đội bóng Việt Nam có xu hướng phản ứng mạnh quyết định của trọng tài gây bất lợi cho đội bóng của mình. Ảnh: Tuấn Phạm.
Các đội bóng Việt Nam có xu hướng phản ứng mạnh quyết định của trọng tài gây bất lợi cho đội bóng của mình. Ảnh: Tuấn Phạm.
TP - Một quyết định sai, dù chỉ đơn thuần về mặt chuyên môn, có thể đánh đổi bằng cả sự nghiệp cầm còi. V-League mới chập chững lên chuyên nghiệp, nhưng áp lực đối với các “vua sân cỏ” thậm chí còn nặng hơn cả những giải đấu hàng đầu trên thế giới.

Nói vậy bởi một quyết định sai ở V-League lúc này có thể phải trả giá bằng cả sự nghiệp cầm còi rất dài phía sau. Trong các mùa giải vừa qua, không ít trường hợp trọng tài vì lỗi chuyên môn đã phải dừng làm nhiệm vụ. Mới nhất là trường hợp trọng tài Nguyễn Văn Kiên, bị BTC Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) gửi công văn sang VFF đề nghị không mời làm nhiệm vụ vô thời hạn.

Lỗi của trọng tài Kiên là thổi sai quả phạt đền oan cho HAGL ở trận đấu trên sân Nha Trang với Khánh Hoà, vòng 7 V-League 2018. Đội bóng của bầu Đức đã phản ứng rất mạnh sau trận đấu. Án kỷ luật đối với trọng tài Kiên được giải thích là tổng hợp của chuỗi sai phạm trước đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ sai sót ở 1 trận đấu cũng bị nhận án kỷ luật rất nghiêm khắc. Nói như Trưởng ban Trọng tài VFF Nguyễn Văn Mùi, thì ở các giải đấu châu Âu, trọng tài dù mắc lỗi nghiêm trọng hơn cũng không phải chịu “búa rìu dư luận” nặng nề như tại Việt Nam.

Phản ứng của các CLB, HLV và thậm chí là các ông bầu tạo nên sức ép vô cùng lớn đối với giới cầm còi. Theo tìm hiểu, trước trận Tứ kết lượt về cúp Quốc gia-Sư tử trắng 2018 giữa CLB Hà Nội với HAGL trên sân Hàng Đẫy, Ban trọng tài đã phải 2 lần đổi phương án trọng tài chính. Lý do, 2 phương án đầu tiên đều bất thành vì ngại sức nóng của trận đấu. Người được chọn cuối cùng là trọng tài FIFA Nguyễn Hiền Triết.

Theo chia sẻ của một thành viên Ban Trọng tài VFF, nhiều trọng tài có tâm lý e ngại phải bắt các trận đấu của HAGL. Nguyên nhân việc này bắt nguồn từ những phản ứng thường xuyên của bầu Đức, đương kim Phó chủ tịch VFF với giới cầm còi. Do hiệu ứng truyền thông, sai sót của trọng tài ở những trận đấu có HAGL tham gia thường bị “soi” rất kỹ. “Anh em nhiều người e ngại không chỉ vì nếu mắc lỗi có thể bị phạt nặng mà còn bị tiếng là “đì” HAGL. Trong khi với các đội khác có thể chỉ bị đánh giá sai sót đơn thuần là do chuyên môn”-thành viên Ban Trọng tài trên nói.

Dĩ nhiên, bầu Đức có những lý do nhất định để phản biện giới cầm còi, cũng như việc VPF và VFF đều đang siết chặt kỷ luật đối với các trọng tài. Nhưng việc các đội bóng phản ứng trọng tài mỗi khi bị thua là một hiện tượng có thực ở V-League, tạo nên những hình ảnh rất thiếu chuyên nghiệp. Một số đội bóng thậm chí sử dụng chiêu chỉ trích trọng tài trước mỗi trận đấu để gây thêm áp lực, nhằm hưởng lợi lúc thi đấu. Ví như trước trận đấu giữa CLB Hà Nội và HAGL hôm qua, đã xuất hiện thông tin trọng tài Nguyễn Hiền Triết có “tiền sử” thiên vị cho đội bóng của ông bầu Đỗ Quang Hiển. Giới trong cuộc lập tức hiểu, điều này có thể tác động tới tâm lý ông Triết mỗi lúc ra quyết định với các tình huống bóng của cầu thủ Hà Nội.

Ông Nguyễn Hiền Triết sinh năm 1983, là trọng tài duy nhất của Việt Nam nằm trong nhóm ELITE của AFC (kể từ tháng 12/2017). Ông Triết từng đi bắt quốc tế từ năm 2015, trong đó năm 2016 từng điều khiển các trận đấu ở AFC Cup và AFC Champions League hay gần hơn là vòng loại U23 châu Á.

Ít ai dám nói những giải đấu trên kém chuyên nghiệp hơn V-League hay cúp Quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng không đảm bảo ông Nguyễn Hiền Triết không “dính đạn” khi trở về tác nghiệp ở đấu trường quốc nội. Nói V-League là chốn nguy hiểm đối với các “vua áo đen” kể cũng không ngoa.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.