7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn'

7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn'
TPO - Họ đều là những nghệ sỹ đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, mỗi người đều có những ảnh hưởng khác nhau về sự sáng tạo nhưng giống nhau là sự đam mê với nghệ thuật trên chất liệu gốm. 7 hoạ sỹ đã chung tay làm lên một triển lãm với 180 tác phẩm nghệ thuật từ gốm. 
7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 1

Nguyễn Mậu Tân Thư 

So với các chất liệu khác thì việc sáng tác những tác phẩm nghệ thuật trên gốm đòi hỏi những người thực hiện ngoài tính mỹ thuật còn phải có thêm kinh nghiệm làm gốm, xử lý kỹ thuật nung gốm. Đây là một trong những khó khăn mà phải là những nghệ sỹ thực sự kiên trì mới cơ thể làm được.

Chính vì thế, sau 1 thời gian sống với đam mê, 7 hoạ sỹ là: Nguyễn Thị Dũng, Nguyễn Mậu Tân Thư, Nguyễn Quang Hoàng, Ngô Trọng Văn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Trung và Đoàn Xuân Hùng đã chung tay cùng mở triển lãm về gốm.

7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 2 Hoàng Ngọc Hiển 

Hoạ sĩ Nguyễn Thị Dũng cho biết: “Rất khó để tạo hình với gốm, nhiều bộ tác phẩm, tôi buộc phải tạo hình ngược, nối tác phẩm vì có hàng ngàn cánh hoa; nên trong qua trình làm tác phẩm tôi không dám mời ai đến nhà chơi, vì sợ đụng phải cánh sẽ làm hỏng tác phẩm”. Còn hoạ sỹ Nguyễn Quang Hoàng cho biết: “Tôi chú trọng tính mỹ thuật, yêu cầu rất khắt khe, cộng với tính bất ngờ và khó kiểm soát của tác phẩm gốm nên phải chọn chất đất rất chắc chắn, kỹ càng, nhồi kỹ lưỡng thì mới không bị cong vênh, công đoạn chấm men cũng rất quan trọng mà chỉ khi ra lò thì mới biết thực sự tác phẩm thế nào. Sự cân bằng về âm dương, cân bằng của đất và lửa, cân bằng màu sắc giữa các màu men… đều phải đạt thì mới tạo được hiệu ứng thị giác và trở thành tác phẩm, nếu không thì lại thất bại”. 

7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 3 Nguyễn Thị Dũng 

Vì kỳ công và mất nhiều thời gian như thế nên mỗi năm mỗi hoạ sỹ chỉ có thể làm vài bộ tác phẩm chứ không thể làm nhiều. Quá trình hoả biến mang lại điểm độc đáo của tác phẩm gốm, bởi vì tuy sáng tác dựa theo kinh nghiệm và hoạ sĩ nào cũng đã rất dạn dầy để có thể “dự báo” trước được màu men của tác phẩm nhưng thường là mỗi mẻ gốm ra lò đều mang lại những bí mật bất ngờ, thường thì hiệu ứng tốt hơn mong đợi nhưng thỉnh thoảng cũng có lần bị thất bại, hỏng tác phẩm. Nhưng chính yếu tố bất ngờ của hoả biến là sự thu hút, quyến rũ các hoạ sĩ theo đuổi những sáng tác thuộc dòng đặc biệt này.

7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 4 Nguyễn Quang Hoàng

Cuộc triển lãm Gốm Sài Gòn là một điểm nhấn trân trọng thể hiện sự tôn vinh gốm của các hoạ sĩ, với mong muốn lan tỏa tình yêu gốm - loại hình sáng tạo mang nặng truyền thống trong công chúng Việt, giữ gìn văn hoá bản địa độc đáo và phát triển thêm CLB Gốm Sài Gòn trong tương lai. 

Ngắm nhìn một số tác phẩm Gốm của các hoạ sỹ Sài Gòn.

7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 5 Ngô Trọng Văn 
7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 6 Đoàn Xuân Hùng 
7 hoạ sỹ chung tay trong triển lãm mang tên 'Gốm Sài Gòn' ảnh 7 Nguyễn Văn Trung
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.