Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên

Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên
TPO - Lễ bỏ mả của người Gia Rai là ngày hội mừng người sống được gặp gỡ, chung vui lần cuối với người đã khuất, trước khi tiễn biệt họ về thế giới bên kia.
Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 1

Mọi người chuẩn bị đồ ở nhà mồ

Già Y Phi Mjâu (người Gia Rai, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) cho biết: "Lễ bỏ mả gắn liền với đời sống tâm linh của đồng bào Tây Nguyên. Họ tin rằng, con người khi sống có linh hồn (bơn gắt), khi chết linh hồn biến thành ma (atâu). Atâu cũng có cuộc sống như người dương gian nên khi người chết một năm trở lên (có khi ba đến năm năm) đồng bào Tây Nguyên sẽ tổ chức lễ bỏ mả (lễ Pơ thi). Làm xong lễ bỏ mả, người sống mới yên tâm rằng mình đã làm tròn bổn phận với người đã khuất. Linh hồn họ mới có thể tái sinh vào kiếp khác, sống một cuộc đời mới".

Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 2

Lễ bỏ mả gồm 2 phần: Tại nhà và ngoài mả, kéo dài 2 đến 3 ngày. Các gia đình có người chết phải chuẩn bị đồ cúng lễ báo tin cho họ hàng, toàn thể buôn làng tới dự. Mâm cúng làm lễ tùy từng nhà. Nhà giàu thì mổ trâu, bò, heo, gà, rượu cần và cây nêu. Nhà nghèo thì cũng phải có heo, gà, rượu cần. Số của cải chia cho người chết tùy thuộc vào sự giàu nghèo của mỗi gia đình như: Chiêng, chóe, vòng cườm, công cụ sản xuất đến các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày… mang ra nhà mồ chôn cùng.

Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 3
Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 4

Theo quan niệm của đồng bào Gia Rai, người đã khuất sẽ không sống thanh thản và yên bình nếu thiếu lễ bỏ mả và tượng nhà mồ. Tượng gỗ có ý nghĩa hình bóng thay thế người sống về làng ma bầu bạn, để không còn về quấy phá người đang sống. Hiện nay, tượng nhà mồ có nhiều thay đổi.

Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 5

Mỗi bức tượng nhà mồ mang một ý nghĩa khác nhau. Tượng chim công làm vui linh hồn người chết, tượng ngà voi ca ngợi sức mạnh, lòng dũng cảm của họ khi còn sống, cũng là vũ khí bảo vệ cho linh hồn họ.

Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 6

Khi cúng và chia của cải xong, những người già, uy tín trong buôn làng đánh lên những bài chiêng rộn rã. Tại đây, các sắc thái văn hóa lẫn loại hình nghệ thuật truyền thống sẽ được tái hiện.

Kỳ bí lễ hội người sống gặp gỡ người chết ở Tây Nguyên ảnh 7Trong những ngày lễ ở nhà mồ, mọi người tụ tập ăn uống. Không được mang bất cứ thứ gì về. Mọi thứ thuộc về người chết không còn ý nghĩa với người sống. Đây là nét đặc sắc rất riêng trong văn hóa tâm linh của người Tây Nguyên. Lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của buôn làng và được duy trì đến bây giờ.
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.