Làm rõ thêm về thiền sư ni Diệu Nhân

Hơn 6.000 đại biểu dự đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch
Hơn 6.000 đại biểu dự đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch
TP - Xuất thân là công chúa nhà Lý, ni sư Diệu Nhân tu hành đắc đạo và để lại dấu ấn trong lịch sử phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các học giả làm rõ hơn công lao, đóng góp của vị ni sư mẫu mực này.

Hơn 6.000 người tề tựu dự Đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng chư vị Tổ sư Ni tiền bối hữu công, vào sáng 27/10 tại Hội trường lớn Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam ở Hà Nội. Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm đọc văn tưởng niệm Ni sư Diệu Nhân, thế danh Lý Ngọc Kiều vốn là công chúa nhà Lý. Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, đánh giá ni sư Diệu Nhân là bậc tiền bối khả kính, là niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam nói chung, Ni giới nói riêng. 

Trước đó, ngày 26/10, Phân ban Ni giới Trung ương phối hợp Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức hội khảo khoa học chủ đề Nữ phật tử với Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Phân viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam khẳng định, Ni sư Diệu Nhân là hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam và là gương mặt Ni duy nhất được đề cập trong Thiền uyển tập anh, được chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.

Làm rõ hơn về sự đóng góp của Ni sư Diệu Nhân, Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Việc một vị sư được nối dõi dòng thiền vô cùng quý. Ở Việt Nam chỉ duy nhất Ni sư Diệu Nhân là nữ giới được trao truyền Tâm ấn, nối dõi dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Đây là một hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, cùng với đó những giá trị phi vật thể trong đó có bài Kệ Thị tịch mang ý nghĩa rất lớn về tư tưởng Phật học, về triết lý nhân sinh”.

Hòa thượng Thích Gia Quang nhận định, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các học giả và Phật tử xử lý căn cơ nguồn tư liệu ít ỏi hiện còn được biết tới liên quan tới Ni sư Diệu Nhân, đồng thời chắt lọc những nguồn tư liệu về Ni giới và nữ Phật tử Việt Nam thời hiện đại. Các ý kiến đồng nhất quan điểm khẳng định sự đóng góp của Ni sư Diệu Nhân, tầm ảnh hưởng của bà đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và nhân dân nói riêng.

Bà sinh năm 1042 tại Thăng Long, là trưởng nữ của Phụng Kiền Vương - Lý Nhật Trung, là cháu nội của vua Lý Thái Tông được vua Lý Thánh Tông nhận làm con nuôi và nuôi dưỡng, học hành trong Hoàng cung từ nhỏ. Vua cha đem gả công chúa cho người họ Lê là Châu mục Châu Chân Đăng (nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) nhằm cố kết nhân tâm, đoàn kết dân tộc, đoàn kết các châu mục vùng núi. Sau khi lương phu họ Lê chết, bà không tái giá, dốc hết tư trang gia sản, bố thí dân nghèo vùng khó, thế phát xuất gia tầm sư học đạo.

MỚI - NÓNG
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
TPO - Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp trong tổ chức hoạt động đấu thầu vàng miếng SJC để đảm bảo hoạt động đấu thầu được an toàn, hiệu quả.