Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Vẫn còn đó hẹn hò Hà Nội…

Trần Quang Lộc mơ ước có một đêm nhạc ở Hà Nội
Trần Quang Lộc mơ ước có một đêm nhạc ở Hà Nội
TP - Biết tin nhạc sĩ Trần Quang Lộc bệnh nặng, đang tĩnh dưỡng tại nhà ở TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), tôi gọi điện và phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Thuận trả lời máy. Bà cho hay: “Bệnh ông thời kỳ cuối rồi. Bác sĩ bảo về nhà nằm tĩnh dưỡng. Nằm ở bệnh viện cũng không (giải quyết) được gì. Vô thuốc cũng không dám vô”.

CHƯA GHÉ THĂNG LONG BUỒN…
Bệnh ông trở nặng hơn tháng nay. Sau khi cắt bỏ bàng quang, khối u vẫn tiếp tục di căn lên phổi gây khó thở và lên não khiến ông mất một bên thị lực. Hiện ông chỉ có thể ăn cháo, uống sữa. Bà miêu tả ông nói thào thào tiếng được tiếng mất nhưng vẫn đưa điện thoại cho ông để tôi nói vài lời cho ông vui, gọi là “có bạn” hỏi thăm. Tôi hỏi, lúc này ông muốn làm gì nhất. Ông trả lời: “Số phận tôi tới đây rồi. Đành chịu thôi… Nhưng mà giá được tổ chức ở Hà Nội một đêm nhạc. Đó sẽ là kỷ niệm lớn của tôi với khán giả Hà Nội. Tôi mong mà không biết có còn sống để ra thăm Hà Nội không…”,

“Đi chơi với Lộc có cây đờn, ông nào ông đấy khoái lắm, hát từ sáng đến trưa. Người ta biết nói với bố tôi: Con Thuận nhà anh xinh thế mà đi theo cái đám này chết rồi anh ạ!”. Nhưng rút cuộc hai bên bố mẹ vẫn đồng ý cho họ lấy nhau khi cả hai 32 tuổi. Chỉ có Thuận được quán triệt: “Lấy một người chồng như vậy, sau này có cực con ráng chịu nhen! Không có về nhà mà kêu ca nhen”. Họ có 4 người con, 3 người định cư ở Mỹ. Con trai út ở với ông bà tại Việt Nam cũng từng học Nhạc viện nhưng không theo nghiệp bố.

Ông nói giọng Bắc, vẫn rõ ràng từng tiếng, có điều hơi đứt đoạn, nên vài chỗ cũng phải luận mới ra được. Tóm lại ước mơ của ông bây giờ là: “Miễn làm sao cho mình gửi những lời thương mến của mình về Hà Nội!” Ông cũng đang mong chờ một đêm nhạc của mình với quy mô lớn tại TPHCM có sự góp mặt của Hồng Nhung, Thu Phương.

Kể cũng kỳ lạ, cả hai người làm nên tuyệt phẩm Có phải em mùa thu Hà Nội là Tô Như Châu và Trần Quang Lộc đều chưa một lần đặt chân tới Thủ đô. Nhạc sĩ nói: “Có lẽ tôi vô duyên (với Hà Nội)”. Nhưng có khi cứ để tình yêu ấy lãng đãng trong sương khói, trong thơ nhạc sẽ tốt hơn chăng.

Câu trả lời của ông khi tôi đề nghị ông nói về người bạn đời: “Tôi được cái chung thủy. Tất cả những hình ảnh trong âm nhạc, tất cả những người tình trong bài nhạc của tôi đều là tưởng tượng. Ngay cả cô gái ngoài Hà Nội trong nhạc của tôi cũng chỉ là nhân vật tưởng tượng”. Còn bà thì cười thành tiếng: “Lộc nói cho ngay trước cũng lung tung, lắm mối lắm. Nhưng mà thôi chuyện đó hồi trẻ thôi, đi mà biết đường về là được rồi!”.

SÁNG TÁC ĐỂ ĐỜI

Nhạc của Trần Quang Lộc hiền hòa, thủ thỉ, một số bài có tính suy tư chiêm nghiệm. Có thể kể đến Chợt nghe em hát, Cho tôi lại từ đầu, Hay là tôi đã yêu, Giữa tiệc đời, Ngọc biếc, Bóng đổ, Em còn nhớ Huế không… Hồng Nhung hát khá hệ thống, tác giả tự hát một số cũng rất thuyết phục. Tuy nhiên được biết tới nhiều nhất vẫn là Có phải em mùa thu Hà Nội và Về đây nghe em. 
Cả hai bài hát đều được viết từ thuở tác giả mới mười chín đôi mươi và đều có số phận khá lận đận. Có phải em mùa thu Hà Nội được hoàn thành ngay trong đêm sau khi nhạc sĩ được người bạn Tô Như Châu đưa cho bài thơ cùng tên tại Đà Nẵng vào năm 1971. Nhạc sĩ gửi gắm Thái Thanh hát “mở hàng”. “Thái Thanh rất thích ca khúc này nên đã chọn để hát ở nhiều nơi. Tuy nhiên, chỉ vừa hát được 1 lần trên đài phát thanh Pháp- Á thì đột nhiên không hát nữa. Nhạc sĩ đi hỏi nguyên nhân thì được trả lời: Đây là ca khúc có xu hướng thân miền Bắc nên không thể hát” (Trọng Thịnh).

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Vẫn còn đó hẹn hò Hà Nội… ảnh 1 Trần Quang Lộc và Thu Phương- người hát thành công nhiều bài nhạc của ông

Từ Kế Tường cũng cho hay: “Do đây là ca khúc viết về Hà Nội, lại là Hà Nội mùa thu với những ca từ dễ gợi nhớ tới Mùa thu tháng Tám lịch sử của dân tộc… nên sau khi được phổ biến và nổi tiếng một thời gian thì bị chính quyền chế độ cũ cấm hát, cho thu hồi cả bản ghi âm, ghi hình. Đồng thời, tác giả cũng bị gọi lên "chỉnh đốn" vì cho là "thân cộng". Có vẻ như nhạc sĩ cũng quên khuấy mất bài hát nên năm 1994, ông định không đưa nó vào album Chợt nghe em hát. Chính Đức Trí đã nhặt bài hát này vào. Cuốn album sau đó lập kỷ lục bán 30 ngàn bản trong tuần đầu phát hành.

Năm 2010, trong một lần trả lời phỏng vấn tại hải ngoại, Trần Quang Lộc cho hay Về đây nghe em được viết vào năm 1968, khi nhạc sĩ đang đi học tại Sài Gòn. Hàng đêm ông đi đánh đàn tại phòng trà, quán bar. “Chiến tranh lúc đó đang vào giai đoạn cao trào, Sài Gòn giới nghiêm buổi tối. Tới phòng trà chỉ có một số lính viễn chinh và một số nữ sinh viên phải đi làm ca-ve”, ông kể. “Chính bởi mới lớn nên lòng mình có day dứt, khi nhìn cảnh mấy em mặc váy ngắn… Từ nỗi niềm đó, tôi viết Về đây nghe em”.

Kể cũng kỳ lạ, cả hai người làm nên tuyệt phẩm Có phải em mùa thu Hà Nội  là Tô Như Châu và Trần Quang Lộc đều chưa một lần đặt chân tới thủ đô. Nhạc sĩ nói: “Có lẽ tôi vô duyên (với Hà Nội)”. Nhưng có khi cứ để tình yêu ấy lãng đãng trong sương khói, trong thơ nhạc sẽ tốt hơn chăng.

Bài hát được Elvis Phương hát đầu tiên vào dịp Tết năm 1969 và nhanh chóng nổi tiếng. Trần Quang Lộc cho rằng bài hát thành công nhờ vào tiết tấu slow rock mạnh mẽ, mới mẻ dễ gây ấn tượng với người nghe trong bối cảnh âm nhạc thời đó chủ yếu theo hướng trữ tình, boston. Ngoài ra, thời điểm đó các ca khúc chủ yếu viết về những câu chuyện tình mang tính chất hờn tủi, nhớ nhung. Thông điệp về quê hương của bài hát thành ra tạo dấu ấn đậm nét. “Bài hát như một lời nhắn nhủ mời gọi rất chân thành giữ lại những nét đẹp còn lại của quê hương, dân tộc”, ông nói.


QUA LỜI KỂ CỦA VỢ
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc gặp cô nữ sinh người Huế Nguyễn Thị Thuận tại Đà Nẵng sau khi Thuận nghỉ học trường Âm nhạc Huế vì bố mẹ không đồng ý. Tất nhiên họ cũng không đồng ý cho con gái lấy một nhạc sĩ làm chồng, nhưng đó là chuyện sau này. Còn khi đó hai người thường tụ tập cùng bạn bè đàn hát thơ nhạc trên bãi biển Mỹ Khê, vô tư gọi nhau là mày tao vì cùng tuổi. Bà Thuận kể hồi đó ông đã bắt đầu sáng tác và hát cho bạn bè nhưng lại không để tâm lưu giữ, ai nhớ được gì thì nhớ. 

Xong tú tài, Thuận vào TPHCM học Văn khoa và gặp lại Lộc. “Ông thi đậu 3-4 trường, và chọn trường nhạc”, bà kể. Ra trường bà đi làm ở ngân hàng. Theo bà Thuận chính vì không khí tự do sau thống nhất đất nước nên hai người cũng “bạo động”, trái lời bố mẹ để đến với nhau: “Tôi trốn bố mẹ đi chơi với anh. Giang hồ của tuổi đôi mươi lúc đó dễ thương lắm, rất vô tư. Đi chơi khi nào cũng tập thể, đông anh em”. Bạn bè chung của họ có nhà văn Nguyễn Đình Toàn, họa sĩ kiêm nhạc sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà thơ Từ Kế Tường… 

“Vừa rồi qua bên đó làm cho Thúy Nga mấy đêm người ta cũng ưu ái”, bà Thuận kể. “Chúng tôi cũng qua định cư bên đó rồi. Phỏng vấn đợt đầu đi ngay, nhưng quên mua bảo hiểm y tế”. Sự sơ xuất này khiến cho hai ông bà ở Mỹ chưa được 3 năm thì phải về Việt Nam vì nhạc sĩ trở bệnh. Triệu chứng đầu tiên là đi tiểu ra máu. Nhạc sĩ còn có tật ở chân trái do gia đình ở quê không có điều kiện tiêm phòng sốt bại liệt. Tuy khập khiễng nhưng ông vẫn đi xe đạp xe máy được. Chỉ gần đây mắt kém mới thôi. 

Bà đôn đáo chăm sóc ông 5 năm nay, cũng có lúc mệt mỏi nhưng bà vẫn cầu cho mình sức khỏe để phục vụ ông. “Học sinh của ông ở Bà Rịa đông vô cùng”, bà cho hay. “Một khóa 2-3 chục em là bình thường. Ở Bà Rịa rất nhiều chỗ dạy nhạc cũng từ lớp của Lộc mà ra. Các em quý lắm, cố gắng giúp mình giai đoạn này. Nhiều học trò ngoan lắm. Ông về Sài Gòn nằm bệnh viện, nhiều em tới lui giúp đỡ”.

Thời gian đầu bà còn khuyên ông ráng uống thuốc: “Giờ phải theo ý ông, ông muốn vô thì vô, không thì thôi, mình không dám có ý kiến. Thuốc giảm đau mạnh không dám cho ông dùng. Chút chút thôi được ngày nào hay ngày đó. Giờ mình phải chấp nhận, trái mít chín phải rụng…”. Điều an ủi ông bà lúc này chính là tình cảm của học trò, anh em bạn bè văn nghệ cùng đông đảo khán giả.

Trần Quang Lộc cho hay ông đã viết 6-7 trăm bài hát trong đó khoảng 350 bài đã được thu âm bằng nhiều hình thức. “Cứ gõ tên tôi trên YouTube tha hồ nghe”, ông nói. Khi tôi nói, nhạc của ông đáng ra phải được biết tới nhiều hơn, ông đáp khẽ: “Trời cho mình đến đó thôi”. Về bệnh trạng bản thân ông nói: “Đau chứ, ung thư là đau lắm! Phải chịu đựng thôi. Nếu tôi vô thuốc là phải vô liều gấp đôi mà sức tôi không chịu được nữa. Đành chấp nhận, năm nay mình 72 tuổi, thôi cũng được rồi!”.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.