'Tua du lịch đặc biệt về Biệt động Sài Gòn'

Ông Trần Vũ Bình (bìa phải) cùng các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn trong ngày giỗ đồng đội
Ông Trần Vũ Bình (bìa phải) cùng các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn trong ngày giỗ đồng đội
TP - Đến nay, chuỗi di tích và tua du lịch tìm hiểu về Biệt động Sài Gòn do anh Trần Vũ Bình, con trai Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Trần Văn Lai khởi xướng đã giới thiệu và đưa ra công chúng gần 30 địa chỉ đỏ, gắn liền với lịch sử hình thành và hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn năm xưa. 

Tìm lại quá khứ hào hùng

Từ sau Tết Mậu Thân năm 1968, đặc biệt là sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã giải tán, rất ít tài liệu ghi chép cụ thể tên, tuổi của những chiến sĩ biệt động năm xưa. Ngày nay, những tư liệu lịch sử về lực lượng Biệt động Sài Gòn được giải mã, được công chúng biết đến nhiều hơn. Nhưng nỗi trăn trở về những đồng đội đã khuất, về những chứng tích xưa vẫn là niềm đau đáu của những chiến sĩ biệt động hiện còn sống.

Thấu hiểu mong muốn này, bản thân anh Trần Vũ Bình cũng vô cùng yêu quý và trân trọng những gì mà cha mẹ và các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã làm trong quá khứ, nên anh âm thầm tìm kiếm, sưu tầm những kỷ vật của cha và lực lượng Biệt động Sài Gòn. Sau hơn 20 năm không ngại khó, không ngại tốn kém đi tìm các manh mối, sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các nhân chứng, lặn lội đi xuống các địa phương, các tỉnh thành gặp những người đang sở hữu những ngôi nhà, những chiếc xe ôtô của cha ngày xưa để xin mua lại, đến nay, anh Trần Vũ Bình đã sưu tầm gần 10.000 tư liệu, hiện vật về Biệt động Sài Gòn.

Nhiều người bị anh bám riết đã xua đuổi, mắng anh điên khùng, làm chuyện bao đồng và ra giá thật cao để anh bỏ cuộc. Nhưng, bằng lòng kiên trì, nhẫn nại, Trần Vũ Bình khiến những chủ sở hữu cảm động, bán lại hiện vật cho anh với giá rẻ, thậm chí tặng không. Có người thân thiết như anh em trong nhà, hỗ trợ anh đi tìm kỷ vật cách mạng của cha và các chiến sĩ biệt động xưa.

Nhiều ôtô, xe máy mà ông Lai và đồng đội sử dụng làm phương tiện đi lại, vận chuyển vũ khí, đưa đón cán bộ vào công tác tại nội thành Sài Gòn - Gia Định, phục vụ đánh chiếm các mục tiêu trong nội đô Sài Gòn năm 1968 cũng đã được sưu tầm. Trong đó, 2 chiếc xe ôtô Hino-pickup EC-6045 và Citroen NCE-345 mà nhà thầu khoán Mai Hồng Quế thường xuyên sử dụng ra vào Dinh Độc Lập, các cơ quan đầu não của địch và đã tham gia trận đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968 đã được anh Bình mua lại, hiến tặng Bảo tàng Binh chủng Đặc công và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội. Từ đây, ý tưởng giới thiệu các địa chỉ, di tích, hiện vật và cả nhân chứng sống về lực lượng Biệt động Sài Gòn, đến với mọi người, du khách trong và ngoài nước như một tua du lịch về quá khứ hào hùng của cha ông đã dần hình thành trong anh Bình…

Tua du lịch “lạ”… hút khách

Anh Trần Vũ Bình “mở tua” bằng cách mua lại căn nhà số 113A Đặng Dung (phường Tân Định, quận 1), nơi “nhà thầu khoán” Mai Hồng Quế cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng, thuốc thang ra chiến khu. Sau khi tổ chức khui các hầm bí mật, phục dựng di tích theo vỏ bọc cũ là quán cơm tấm Đỗ Phủ Đại Hàn, kèm theo các món ăn truyền thống của quán nhiều chục năm trước thông tin về di tích đặc biệt Biệt động Sài Gòn đã khiến nhiều người tò mò.

Quán cơm tấm Đỗ Phủ Đại Hàn trở thành điểm đến hấp dẫn đông đảo thực khách và du khách. Nhận thấy lợi thế bất ngờ này, nhiều bạn bè, người thân của anh Bình cũng tập trung ủng hộ. Có người sưu tầm, tập hợp các bài viết liên quan đến di tích và lực lượng Biệt động Sài Gòn. Người am hiểu công nghệ thì chung tay lập fanpage và điều hành, cập nhật thông tin trên trang này. Đến nay, di tích không chỉ là nơi để khám phá ẩm thực hay chỉ để thỏa mãn trí tò mò mà còn trở thành một trong những “địa chỉ đỏ” hấp dẫn cho cả khách Tây lẫn khách Việt. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đơn vị, trường học lựa chọn khi tổ chức các hoạt động về nguồn.

Sau thành công của di tích 113A Đặng Dung, tháng 6/2018, anh Trần Vũ Bình mạnh dạn triển khai ý tưởng xây dựng một tua du lịch độc đáo, có tên “Tua du lịch đặc biệt về Biệt động Sài Gòn”. Khách tham gia tua sẽ khám phá 18 điểm di tích đặc biệt: Hầm chứa vũ khí để Biệt động Sài Gòn đánh Dinh Độc Lập năm 1968, nay là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; Nhà làm nệm và nhà hầm, nơi các chiến sĩ biệt động nhận vũ khí, trú ém trước giờ xuất quân; Dinh Độc Lập và bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động tấn công vào Đại sứ quán Mỹ, Quán Phở Bình - Sở chỉ huy tiền phương phân khu 4 trong chiến dịch Mậu Thân 1968; Nơi làm nội thất cho Dinh Độc Lập - 145 Trần Quang Khải; Tiệm vàng Phú Xuân, Vĩnh Xuân xưa; Quán Nhan Hương (cơ sở biệt động thành giai đoạn 1963-1975), phim trường tái hiện cảnh Sài Gòn xưa; Hầm Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định; Nhà Hội Đồng Sầm ở Long An, nơi AHLLVTND Trần Văn Lai từng hoạt động dưới vỏ bọc thầy giáo…

Trong tua du lịch, du khách không chỉ tìm hiểu về Biệt động Sài Gòn qua các di tích, hiện vật mà còn có dịp trải nghiệm thông qua các hoạt động ẩm thực, giao lưu với người dân, nhân chứng tại các địa điểm lưu trú… “Tua du lịch đặc biệt về lực lượng Biệt động Sài Gòn” ngoài việc giới thiệu những địa chỉ, hiện vật, nhân chứng… vẫn còn rất ít những tư liệu, ít nhất là những bài báo, phim tư liệu trong nước và quốc tế viết hay tường thuật về các trận đánh của Biệt động Sài Gòn, các hình ảnh mà chế độ Việt Nam Cộng hòa treo thưởng, truy nã… tại thời điểm đó.

Nếu có thêm những hiện vật đó, nó sẽ là điểm nhấn gây ấn tượng, thuyết phục và đi vào lòng du khách nhiều hơn. Ngoài ra, việc bảo tồn, duy tu hiện vật gốc đã hơn 50 năm đang là một thách thức cho những người điều hành tua du lịch độc đáo này.

Đến nay, di tích không chỉ là nơi để khám phá ẩm thực hay chỉ để thỏa mãn trí tò mò mà còn trở thành một trong những “địa chỉ đỏ” hấp dẫn cho cả khách Tây lẫn khách Việt. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đơn vị, trường học lựa chọn khi tổ chức các hoạt động về nguồn.

Trần Vũ Bình khiến những chủ sở hữu cảm động, bán lại hiện vật cho anh với giá rẻ, thậm chí tặng không. Có người thân thiết như anh em trong nhà, hỗ trợ anh đi tìm kỷ vật cách mạng của cha và các chiến sĩ biệt động xưa.

'Tua du lịch đặc biệt về Biệt động Sài Gòn' ảnh 1 Học sinh trải nghiệm dưới hầm địa đạo như các chiến sỹ biệt động năm xưa trú ẩn
'Tua du lịch đặc biệt về Biệt động Sài Gòn' ảnh 2 Nữ biệt động Hai Phiên và ông Bảy Hôn góp phần tạo nên trận đánh lịch sử Tết Mậu Thân
'Tua du lịch đặc biệt về Biệt động Sài Gòn' ảnh 3 Bà Đặng Thị Thiệp, vợ ông Trần Văn Lai kể lại những chiến công hào hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn
'Tua du lịch đặc biệt về Biệt động Sài Gòn' ảnh 4 Học sinh tham quan hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn dùng để tấn công Dinh Độc Lập dịp tết Mậu Thân năm 1968 tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.