Dâng sao giải hạn: Có dấu hiệu mông muội

Dâng sao giải hạn: Có dấu hiệu mông muội
TP - Phân tích tục dâng sao giải hạn như nếp sống văn hoá lâu đời, TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và phát triển, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục chỉ ra sự bất cập đến mức mông muội của không ít người.

Chia tuổi người theo quan điểm người Á Đông có nhiều cách chia: Theo lục thập hoa giáp tức hai tuổi vào một nhóm âm dương, Ví dụ năm Mậu Tuất và năm sau Kỷ Hợi thuộc thành Mộc thì Mậu Tuất thuộc Dương Mộc, Kỷ Hợi là Âm Mộc. Cách thứ hai là chia theo các sao trong đó có chín sao như mọi người hay dâng sao giải hạn. Gốc tích của việc chia theo sao xuất phát ở Đạo giáo. Người ta chia ra chín sao đại diện cho cửu cung, nói đúng ra là cách diễn đạt khác của cửu cung bát quái (gồm Càn-Khảm-Cấn-Chấn-Tốn-Ly-Khôn-Đoài và cung Trung). Theo cách hiểu này, Phía Tây là sao Thái Bạch chẳng hạn, về bản chất quy về bát quái, bát trạch. Cái này ứng dụng phổ biến trong phong thủy như làm nhà, chuyển mộ, quy hoạch. Khi xem sao là vận hành của mỗi người, nào là dâng hạn Thái Tuế. Người Trung Quốc rất sợ động đến Thái Tuế-tuế là năm, ví dụ năm nay năm Tuất thì Thái Tuế đóng tại cung Tuất cho nên phương Tây, Tây Bắc kiêng kỵ cho động thổ và làm một số việc khác.

Hiện nay người ta chuyển sang quy sao vào tuổi của mọi người, dẫn đến chuyện có thể nghĩ đến dâng sao giải hạn. Mỗi sao trong một tháng có chu kỳ lặp lại cỡ ba ngày, nghĩa là mỗi tháng dâng ba lần. Nhưng người ta tin rằng lần đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm linh thiêng nhất, nên tổ chức dâng sao giải hạn. Việc làm này có được hay không về mặt tín ngưỡng ta không phân tích và cũng không có bằng chứng. Tuy nhiên nhà chùa làm việc dâng sao giải hạn là không đúng tinh thần thuần khiết của Phật giáo, không đúng tinh thần nhà Phật. Chúng ta có thể thông cảm Phật giáo phải du nhập tín ngưỡng bản địa, phải hoằng pháp cho nên nếu khắt khe quá thì người thường không theo được, nhưng tính biểu trưng của dâng sao vốn nghi lễ tương đối đơn giản.

Người ta tuỳ theo màu sắc của sao để tự chuẩn bị mấy bông hoa theo màu sao, một số loại quả chay với một chút tiền vàng mang tính tượng trưng. Đó là lễ dâng sao tối thiểu và vừa đủ. Ấy thế mà mọi người lại cho rằng dâng sao là xu cát tị hung (chọn điều tốt tránh điều xấu) nên nghĩ rằng đối với thánh thần càng nhiều tiền bạc, vật phẩm thì càng tốt nên tuỳ theo khả năng tài chính mua đủ thứ. Chính vì thế mà dâng sao giải hạn bị lạm dụng. Điều này chỉ thể hiện rằng trong thời đại hệ thống thông tin, khoa học phát triển nhưng có thể khủng hoảng xã hội và đạo đức xã hội nên người ta quay ra bám víu lòng tin chẳng có căn cứ nào cả. Dâng sao giải hạn trở thành dấu hiệu mông muội của trí tuệ, ý thức.

Tôi nghĩ không nên đặt vấn đề không được dâng sao hay cấm dâng sao, nhưng làm sao nghi lễ vừa đủ, đúng chứ không thể nào quan niệm tốt lễ dễ nói, suy luận như thế thì thành ra thần phật rất tham lam. Thứ nữa mọi người không nhất thiết phải chen nhau đến giải hạn ở một chỗ, như thế dẫn đến một loạt sự việc như tắc đường, chém chặt, mua bán, chen nhau trước sau, đâm ra biến nơi tôn giáo tín ngưỡng thành trò mua bán thì rất tệ.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).