Ná Nhèm - còn nhiều kỳ bí

Các then rung chuông, múa quạt hộ tống đoàn rước tại lễ hội Ná Nhèm 2017. Ảnh: Lan Hương.
Các then rung chuông, múa quạt hộ tống đoàn rước tại lễ hội Ná Nhèm 2017. Ảnh: Lan Hương.
TP - Tại Hội thảo quốc tế về Shaman giáo (diễn ra trong mấy ngày tới tại Bảo tàng Dân tộc học HN), TS Bàn Tuấn Năng sẽ thuyết trình tham luận “Lễ hội Ná Nhèm - một sự kết hợp có chủ định của con cháu gốc họ Mạc trong việc sử dụng Shaman giáo  như một cách thức trao truyền thông điệp của dòng họ, vương triều”.

Shaman giáo là một hình thức tôn giáo cổ xưa thông qua những người môi giới để giao tiếp (xuất/nhập hồn) với thần linh, qua đó nhờ thần linh giúp đỡ những điều mình mong muốn.

Núp bóng các bà then

Theo nghiên cứu của TS Bàn Tuấn Năng, Ná Nhèm (tiếng Tày nghĩa là mặt nhọ) không chỉ là lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc nhưng phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của Lê Trịnh. Sử cũ ghi có ngày sau khi triều Mạc thất thủ, Lê Trịnh giết đến 2.000 người họ Mạc. Do đó, mong muốn đức Vua che chở, ban phúc, để dòng tộc lớn mạnh là mong muốn, khát khao cháy bỏng của các thân phận đang buộc phải ẩn mình kia. Họ Hoàng và họ Bế đã vượt qua các ràng buộc của Nho giáo để vác sinh thực khí Nam Nữ (tàng thinh, mặt nguyệt) đi cung tiến cho đức Vua của chính mình. Về bản chất đây chỉ là việc con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng giống sinh sôi, củng cố sức mạnh từ dòng họ, làng bản cho đến quốc gia.

Đây là câu chuyện lịch sử của người Kinh (di trú lên vùng núi Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn) trong không gian Then (hình thức sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng phổ biến của người Tày). Then chỉ là lớp áo khoác vỏ bên ngoài. Các cụ (con cháu họ Mạc nhập cư) mượn lớp áo khoác linh thiêng của người Tày để bảo vệ cho cả lễ hội và câu chuyện dòng tộc.

Ná Nhèm - còn nhiều kỳ bí ảnh 1 TS Bàn Tuấn Năng tại Hội thảo Quốc tế về Shaman giáo do Hiệp hội Shaman thế giới phối hợp với Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á và Bảo Tàng Dân tộc học VN đồng tổ chức.

Bịa cả giai thoại để né triều đình

Thời thế kỷ 15 người họ Mạc, dù đã thay tên đổi họ sống lẫn với người Tày vẫn sợ triều đình phát hiện nên họ phải bịa ra một vài giai thoại để hợp lý hóa lễ hội rước “tàng thinh mặt nguyệt” cúng vua Mạc Tổ. Giai thoại đó là: dân làng Mỏ (Trấn Yên) sau khi tiêu diệt hết giặc đỏ thì bị hồn ma của đám giặc quấy phá. Làng bị thần linh quở nên người dân dựng miếu thờ (thực ra là miếu thờ Mạc tổ), hàng năm tổ chức lễ hội cho ma giặc xem để đỡ quấy nhiễu. Thực chất là lễ hội của người họ Mạc. Trước khi các ông mo (chủ tế), ông hội (phụ tế) chuẩn bị cúng xin thần linh làm lễ hội, họ phải nhờ đến các bà then chuyển lời xin tới các thần. Các bà then xin thần che chở cho chính ông mo ông hội đã rồi mới phù hộ lễ hội. Các bà then Tày vô hình trung là người “truyền cảm ứng” thế giới thần linh tại lễ hội của cộng đồng người Kinh ẩn danh. Nếu bị triều đình hỏi han thì coi như đây là lễ hội của người Tày.

Từ năm 2012 tới nay, Lễ hội Ná Nhèm sau nửa thế kỷ thất truyền đã được phục dựng, trở thành di sản của người dân nơi đây. Các bà then đã trở thành một phần không thể thiếu trong lễ hội. Trong lúc cúng, hộ tống đoàn rước họ có thể rơi vào trạng thái “tạm thời nhập đồng”. Những khoảnh khắc này khiến lễ hội thêm tính lạ lùng kỳ bí.

Đầu năm 2016, Lễ hội Ná Nhèm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Sau sáu năm nghiên cứu, phục dựng, lễ hội Ná Nhèm đối với TS Bàn Tuấn Năng vẫn là đề tài vô cùng hấp dẫn, xứng đáng để khám phá và tôn vinh.

TS Năng cho biết, việc đưa Ná Nhèm đến hội thảo quốc tế lần này cũng là nỗ lực đầu tiên của ông trong hành trình cùng người dân địa phương mang lễ hội tới danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.