30/6 thông tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TP - Ngày 9/3, đoàn công tác bộ GTVT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể dẫn đầu làm việc với tỉnh Quảng Nam. Nhiều vấn đề nóng về giao thông trên địa bàn Quảng Nam được quan tâm, trong đó có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Theo đại diện Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 91,2 km, trong đó đã hoàn thiện 57km. Hiện, còn 12 vị trí vướng mắc trong đường gom, đường ngang, nút giao thông... 35 hộ dân, 5 ngôi mộ, 1 ống nước

Theo ông Đinh Văn Thu -  Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trong quá trình thi công đường cao tốc đã ảnh hưởng nhiều đến việc bồi lấp đất sản xuất, mương thoát nước, rung nứt nhà, các tuyến đường công phục vụ vận chuyển thi công đường cao tốc. Hiện, vẫn còn một số tuyến đường địa phương tại các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Phú Ninh chưa được sửa chữa hoàn trả, tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo VEC và các nhà đầu tư thi công hoàn thành đúng cam kết; xử lý dứt điểm các tồn tại ảnh hưởng đến nứt nhà, đất sản xuất, đường gom, cống chui.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu tập trung nguồn lực, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, đặt chỉ tiêu đến 30/6 hoàn thành cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Liên quan đến vấn đề hàng nghìn tàu mắc cạn do bồi lấp tại biển Cửa Đại, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường thủy nội địa khẩn trương tổ chức nghiên cứu để có giải pháp căn cơ; chủ động nguồn vốn hằng năm để đảm bảo hoạt động nạo vét, duy tu, giúp tàu thuyền của người dân có thể ra vào an toàn.

Ngoài ra, đoàn thống nhất xem xét các đề xuất của tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh quy hoạch sân bay Chu Lai; Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Kỳ Hà; đầu tư phát triển hạ tầng tuyến quốc lộ, tuyến tránh trên địa bàn...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.