Bão VAMCO tăng cấp rất nhanh, tiếp tục gây mưa lớn ở miền Trung

Ảnh vệ tinh chụp bão VAMCO trong sáng nay.
Ảnh vệ tinh chụp bão VAMCO trong sáng nay.
TPO - Bão VAMCO được nhận định như “chú bé Phù Đổng” khi liên tục tăng cấp rất nhanh trong những giờ qua, dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai và tiếp tục duy trì được sức mạnh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào 1 giờ sáng nay (11/11), tâm bão VAMCO (Vàm Cỏ - tên do Việt Nam đề xuất) cách phía Nam đảo Luzon (Philippines) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 12/11, tâm bão ngay trên vùng biển phía Đông Nam đảo Luzon. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16. Theo nhận định của nhiều cơ quan khí tượng, đây là thời điểm bão VAMCO đạt được sức mạnh lớn nhất.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 13 trong mùa mưa bão năm nay.

Đến 1 giờ ngày 13/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630km về phía Đông Đông Nam. Sau khi ma sát với đảo Luzon, bão giảm cấp nhưng vẫn còn khá mạnh với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.

Tuy nhiên sau đó, khi vào Biển Đông bão nạp thêm năng lượng và tiếp tục tăng cấp. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 1 giờ ngày 14/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Nam, mạnh lên cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Dự báo bão VAMCO sẽ tiến thẳng về phía đất liền các tỉnh miền Trung nước ta vào các ngày 14-15/11, tiếp tục gây ra mưa lớn và gió giật mạnh cho các tỉnh miền Trung.

Bão VAMCO tăng cấp rất nhanh, tiếp tục gây mưa lớn ở miền Trung ảnh 1Lũ đang lên trên nhiều dòng sông, ngập lụt diện rộng tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa. Ảnh: Lữ Hồ. 

Trong khi đó, bão số 12 đã tan nhưng do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao, nên từ nay đến ngày 12/11, các tỉnh/thành Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 250mm. Các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình và Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 100mm.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, đặc biệt các huyện:

Thừa Thiên Huế: Phú Lộc, Hương Trà.

Đà Nẵng: Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu.

Quảng Nam: Nông Sơn, Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, tp Tam Kỳ.

Quảng Ngãi: Tư Nghĩa, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành.

Bình Định: Vân Canh, Hoài Ân, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Phù Cát, TP Quy Nhơn.

Phú Yên: Tp. Tuy Hòa, Tuy An, Sơn Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Sông Cầu; Sông Hinh.

Khánh Hòa: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm, TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh.  

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.