Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật
TPO - Những sản phẩm thú nhồi bông chất lượng Việt Nam xuất hiện nhiều nước trên thế giới lại được làm bằng chính những đôi bàn tay của những người kém may mắn trong một xưởng sản xuất nhỏ.
Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 1

Xưởng sản xuất nằm trong một căn phòng nhỏ nằm gọn trong khu dãn dân Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội).

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 2

Xưởng sản xuất này do anh Phạm Viết Hoài và 2 người bạn đều là người khuyết tật góp vốn sáng lập từ năm 2013 với mục tiêu kinh doanh và tạo việc làm cho những người cùng hoàn cảnh. “Dự án được triển khai trên ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi muốn kinh doanh bằng những sản phẩm lao động của mình và muốn tạo cơ hội, duy trì việc làm cho những người kém may mắn”, anh Hoài chia sẻ.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 3

Xưởng thú nhồi bông này hiện tại đang là công việc của 18 lao động với 85% là người khiếm thính, 10% là người khuyết tật vận động, 5% là người bị thiểu năng trí tuệ.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 4

“Chúng tôi không mua nước mắt của khách hàng, nếu thấy sản phẩm tốt thì hãy quan tâm và hợp tác”, đó là lời anh Hoài nói với đối tác khi nhận được sự thương hại dành cho người kém may mắn.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 5

Sản phẩm do xưởng sản xuất chủ yếu là đồ chơi cho trẻ em, đồ trang trí nội thất, đồ ứng dụng trong cuộc sống và hầu như mọi công đoạn đều được làm thủ công.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 6

Nguyên liệu sản phẩm được đảm bảo an toàn và hoàn toàn được lấy từ thiên nhiên như cát biển Nhật Lệ (Quảng Bình), quế (Quảng Nam), hồi (Lạng Sơn) và có những sản phẩm có gạo nếp rang có mùi thơm dễ chịu. Toàn bộ nguyên liệu được cấp tem chứng nhận từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 7

Vì lao động khiếm thính chiếm 85% nên xưởng thú nhồi bông luôn trong trạng thái trật tự và mọi người giao tiếp với nhau hầu hết bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 8

Công việc giúp những người lao động ở đây thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên tùy vào trình độ tay nghề làm việc.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 9

Để tạo ra một con thú nhồi bông chất lượng không hề đơn giản. Mỗi lao động sẽ có một công việc khác nhau thích ứng: người khâu, người vẽ, người nhồi bông vào thú, người cắt dán…

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 10
Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 11

Lao động mới đến với xưởng sản xuất sẽ được đào tạo, hỗ trợ nhiệt tình từ các lãnh đạo và các đồng nghiệp.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 12

Xưởng sản xuất không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động kém may mắn mà còn tạo môi trường hòa đồng, giúp đỡ, thương yêu, thấu cảm cho nhau, giúp họ quên đi rào cản về sự thiệt thòi và cùng chung tay chinh phục cộng đồng trong nước và quốc tế.

Bên trong xưởng thú nhồi bông của những người khuyết tật ảnh 13

Trong năm 2017, mặt hàng Việt từ xưởng sản xuất của người khuyết tật đã được vận chuyển tới Atlanta, Mỹ, Nhật… và được mọi người đón nhận thích thú.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.