“Biển Trung Hoa” là nhầm lẫn tai hại của phương Tây

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (ngoài cùng bên phải)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (ngoài cùng bên phải)
TP - Những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn tai hại của học giả phương Tây khi biến biển Giao Chỉ (biển Đông) thành biển Trung Hoa (China Sea).

> Sóng biển Đông lan đến Quốc hội!
> ASEAN - Mỹ tăng cường hợp tác

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (ngoài cùng bên phải)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (ngoài cùng bên phải).

Đó là nội dung buổi giao lưu về chủ đề “Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam qua những tư liệu lịch sử” với phần trình bày của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, diễn ra tại café Chiều thứ bảy (37 Nguyễn Đình Chiểu, TPHCM) với sự tham gia của một số nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý cùng những người quan tâm tới tình hình biển đảo của đất nước.

Theo nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý kỳ cựu Nguyễn Đình Đầu, có một số hiểu lầm về danh xưng một số địa danh, vùng đất liên quan đến nước ta bắt nguồn từ những sai lầm của giới học giả phương Tây nhiều thế kỷ trước.

Theo ông, ngay từ thời Hồng Đức (nhà Lê thế kỷ 15), ở nước ta đã xuất hiện nhiều bản đồ đất nước, do các nhà khoa học người Việt vẽ nên. Đến năm 1650, giáo sỹ phương Tây Alexandre de Rhodes đã soạn ra bản đồ Việt Nam nhưng gần như copy lại bản đồ đã có từ thời Hồng Đức- Lê Thánh Tông.

“Các bản đồ do phương Tây lập ra luôn để hướng bắc lên trên, trong khi bản đồ của Alexandre de Rhodes cũng để hướng tây lên trên như bản đồ Hồng Đức. Có nghĩa là từ thế kỷ 15, công việc lập bản đồ của Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng thời với những phát hiện địa lý của Christophe Colomb và Vasco Da Gama. “Những nhà thám hiểm nói trên đi tìm châu Mỹ, thực ra là đi tìm Ấn Độ hay vùng viễn đông, trong đó có nước ta”, ông Đầu nói. Việt Nam xuất hiện trên bản đồ thế giới cùng thời gian phát hiện ra châu Mỹ.

Những tấm bản đồ cổ được trưng bày tại buổi giao lưu
Những tấm bản đồ cổ được trưng bày tại buổi giao lưu.
 

Và ngay từ đầu thế kỷ 16 đã có người nước ngoài vẽ bản đồ về biển Việt Nam. Rắc rối liên quan đến danh từ China Sea (hay South China Sea sau này) đến từ việc ghi địa danh của các học giả phương Tây. “Khi người Bồ Đào Nha đến eo biển Malacca (giữa Malaysia và Indonesia-PV), họ vẽ bản đồ khu vực với sự phụ giúp của dân bản địa-những người Mã Lai. Nước ta từ trước thời Văn Lang được gọi là nước Giao Chỉ (của người Giao Chỉ, tức người Việt). Chữ “Giao Chỉ” được các học giả phương Tây thế kỷ 16-17 ghi thành cả chục biến thể: Co Chi, Gauchy, Cochin…

"Tôi đã sưu tầm được hơn 100 bản đồ thế giới vẽ về Việt Nam có ghi chú về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tôi cũng biết trên thế giới có tới hơn 1.000 bản đồ như vậy và không có bản đồ nào khẳng định đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra." - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

 

Tuy nhiên, ở Ấn Độ thời đó có thành phố Cochi, nên để tránh nhầm lẫn, người phương Tây ghi nước ta, đại ý “nước Giao Chỉ gần Trung Quốc”. Nhưng trong lịch sử cổ-trung đại, Trung Quốc vốn không có tên cố định mà biến đổi theo từng triều đại (nhà Tần, Hán, Đường, Minh, Thanh…).

Địa danh Cochinchine nguyên là tên hai nước Giao Chỉ (Cochin) và nước Tần (Chine), viết theo Hán tự. Người Tây phương đọc âm hơi khác rồi ghi bằng chữ Latin: Giao Chỉ (tức Việt Nam) thành Cauchy, Cochi, Cochin; còn Tần thành ghi là T’sin, Cin, Chine hay China. China thành tên nước Trung Hoa.

Cũng vào thời ấy, giữa bờ biển nước ta và quần đảo Paracel (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa), các bản đồ thường ghi là vịnh Giao Chỉ gần Trung Hoa (Golfe de la Cochinchine).

Từ năm 1525, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Diogo Ribeiro đã phát hiện quần đảo Paracel rất lớn (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa) nằm ở giữa biển Đông. Ông xác định quần đảo này thuộc chủ quyền Cochin (Giao Chỉ) nên ghi bờ biển Paracel (Costa da Paracel) ở duyên hải Quảng Ngãi ngày nay.

Đến thế kỷ XIX, người ta mới thấy rõ khối quần đảo Paracel (là những hòn đảo nhỏ nằm rải rác từ Bắc xuống Nam). Ở Bắc gọi là quần đảo Paracel (Hoàng Sa), ở Nam gọi là quần đảo Spratly (Trường Sa). Biển Đông bao quanh quần đảo ấy không còn là biển Cochinchina mà ghi sai nhầm là biển China (China Sea, tức lấy túc từ mà bỏ chủ từ). Đến thế kỷ XX, địa danh biển Trung Hoa trở thành phổ biến.

Có lẽ phần nào từ sự sai nhầm ấy mà Trung Quốc khẳng định biển Giao Chỉ hay biển Đông là biển của mình kể cả các quần đảo trong biển ấy nữa. Giữa thế kỷ XX, Trung Hoa dân quốc (chính quyền Tưởng Giới Thạch) đã đưa ra “đường lưỡi bò” để đòi quyền làm chủ 80% biển Đông.

Rồi sau đó là đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kéo dài sự hiểu nhầm này, gần nhất là vào năm 2009, họ đã tiếp tục trình lên Liên Hiệp Quốc phần lãnh hải của mình với đường chữ U vô lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự ghi nhầm địa danh gây ra thật nhiều tai hại và sẽ còn phức tạp hơn nếu sự hiểu nhầm ấy còn kéo dài nữa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG