Bộ trưởng Công Thương giải trình về xử lý 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ

Trong 12 dự án đắp chiếu, có 6 nhà máy đang vận hành nhưng bị thua lỗ, gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón và nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy thép Việt Trung. Ảnh: Lao Động
Trong 12 dự án đắp chiếu, có 6 nhà máy đang vận hành nhưng bị thua lỗ, gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón và nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy thép Việt Trung. Ảnh: Lao Động
TPO - “Quan trọng là từ việc xử lý những dự án này, rút kinh nghiệm để không phát sinh dự án thua lỗ mới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Không phát sinh dự án thua lỗ 

Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch dự toán chi ngân sách 2018 và tài chính 3 năm 2018 - 2020. 

Giải trình về 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ đang "đắp chiếu", Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định các công việc liên quan đang đi đúng tiến trình. Cụ thể, năm 2016 – 2017, Chính phủ lập ban chỉ đạo xử lý các dự án thua lỗ; năm 2017 hoàn tất việc chuẩn bị xử lý; năm 2018 tập trung giải quyết căn bản các dự án và đến năm 2020 sẽ giải quyết triệt để.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc xử lý các dự án này phức tạp vì qua nhiều giai đoạn, thời kỳ khác nhau, cần phải đánh giá đồng bộ những tồn tại, nguyên nhân để có hướng giải quyết.

Bộ trưởng Công Thương giải trình về xử lý 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ ảnh 1 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

“Quan trọng là từ việc xử lý những dự án này, rút kinh nghiệm để không phát sinh dự án thua lỗ mới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Trong 12 dự án đắp chiếu, có 6 nhà máy đang vận hành nhưng bị thua lỗ, gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón và nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy thép Việt Trung; 3 dự án bị dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn, gồm dự án Sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; bột giấy Phương Nam.

Các dự án bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ - PVTex.

Bỏ ngỏ ngành siêu lợi nhuận?

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng, ngành Logistics (hậu cần) là ngành kinh tế quan trọng rất cần cho nền kinh tế Việt Nam. Theo tính toán, tổng giá trị ngành Logistics tương đương từ 21-25% GDP quốc gia, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Dù đây được coi là ngành siêu lợi nhuận, tuy nhiên, nhiều năm qua ở nước ta lĩnh vực này bị bỏ ngỏ.

Ông Bình kiến nghị xác định lại xem logistics là ngành mũi nhọn, trọng điểm. Chính phủ phải quản lý tập trung, thông qua Uỷ ban Quốc gia. Việc giao cho các bộ chuyên ngành như Giao thông, Công Thương hạn chế vì liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần quan niệm đây là bài toán vĩ mô, không phải việc riêng của các địa phương. "Cần xác định vị trí xây dựng cảng trực tuyến quốc gia, trước mắt khai thác cảng nước sâu", ông Bình nói.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân thì cho rằng, xuất khẩu dầu thô chỉ còn đạt 0,98 lần rau, quả, củ. Dự báo năm 2022 giá trị xuất khẩu của quả rau hoa là 9-10 tỷ USD, tức là hơn cả giá trị xuất khẩu dầu lửa lúc cao nhất.

Vì vậy, ông kiến nghị Chính phủ xem xét đưa nhóm hàng quả rau hoa thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực của đất nước. Đến nay, trong 12 sản phẩm chủ lực đã có gạo, cá da trơn chất lượng cao, nấm, tôm nước, lợ và tôm.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.