Chiến sĩ nợ nần, lãnh đạo đề nghị cho ra quân sớm

Chị H (phải). và mẹ của ông H. phản ánh chiến sĩ trại tạm giam “xù nợ"
Chị H (phải). và mẹ của ông H. phản ánh chiến sĩ trại tạm giam “xù nợ"
TPO - Phát hiện một thượng sĩ công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk có dấu hiệu nợ tiền dân không trả, lãnh đạo đơn vị đã yêu cầu người này viết đơn để cho ra quân sớm.

Theo đơn phản ánh của chị Phạm Thị H. (SN 1984, trú tại phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), do có sự quen biết, gia đình chị đã cho thượng sỹ Nguyễn Mạnh Cường (SN 1991, công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk) vay 127 triệu đồng, hẹn đến tháng 1/2017 trả và lãi suất hai bên tự thoả thuận.

Trước khi vay, Cường có photo Quyết định số 23/QĐ-CAT-PX13 của Công an Đắk Lắk đồng ý cho Cường chuyển sang ngạch chuyên nghiệp để làm tin. “Không thấy Cường trả tiền như cam kết, tôi đến nơi công tác thì lãnh đạo Trại tạm giam trả trả lời đã cho Cường xuất ngũ. Tôi tìm mọi cách liên lạc với Cường để đòi tiền vẫn không được”, chị H. cho biết.

Một số giấy tờ liên quan đến việc Cường vay tiền của người dânMột số giấy tờ liên quan đến việc Cường vay tiền của người dân

Một nạn nhân khác là ông Nguyễn Đăng H. (SN 1993) trình bày: Cường cũng tạo lòng tin với ông như trường hợp của chị H., nên  gia đình ông cho Cường mượn 610 triệu đồng, quá hạn cũng không đòi được tiền.

Đại tá Võ Huy Hoà - Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Ngày 2/2/2018, lãnh đạo của Trại tạm giam này đã ra quyết định kỷ luật vắng mặt Cường với hình thức cảnh cáo. Cường bị kỷ luật do tự ý nghỉ việc trên 15 ngày không báo cho cơ quan. Ngày 6/2/2018, Cường nhận được quyết định ra quân do Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk ký. Trước đó, ngày 4/12/2017, chị H. đã gửi đơn đến Trai tạm giam tố cáo Cường không trả tiền nợ.

Trước câu hỏi của PV vì sao Cường bị đơn kiện nợ nần mà lãnh đạo Trại tạm giam lại đề xuất cho Cường ra quân vội vàng, đại tá Hòa nói: “Cường lâm cảnh nợ nần từ khi còn làm lính nghĩa vụ tại PK 20 (Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk - PV), tại đơn vị mới không có. Khi nhận 2 lá đơn của người dân, tôi đã gọi Cường lên làm việc đồng thời đề nghị phải khắc phục xong. Sau 1 tuần Cường không khắc phục được, chúng tôi yêu cầu anh làm đơn xuất ngũ. Chúng tôi không bao che, thoái thác vì cơ quan đã thi hành kỷ luật. Từ khi Cường nghỉ việc, không còn ai đến trại để đòi nợ nữa vì họ biết Cường không còn công tác tại đây”.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.