Chủ tịch Hà Nội nói về 5 siêu ban gần 1.000 cán bộ

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Trường Phong
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Trường Phong
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi hoàn thành đề án vị trí việc làm, chắc chắn 5 “siêu ban” quản lý dự án sẽ giảm xuống.

Sáng nay, 13/10, phát biểu tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thông tin về 5 “siêu ban” quản lý dự án, với 984 người, trong đó có 5 công chức, 706 viên chức và 273 lao động hợp đồng.

Theo ông Chung, bước đầu các ban quản lý dự án hình thành trên cơ sở nhập tất cả các ban quản lý dự án của các sở lại. Đến giai đoạn 2, thành phố đã xây dựng xong đề án vị trí việc làm của tất cả các ban quản lý dự án này.

 “Sắp tới sang giai đoạn 3, sắp xếp theo đề án vị trí việc làm thì chắc chắn sẽ giảm các ban quản lý dự án này”, ông Chung nói.

Chủ tịch Hà Nội nói về 5 siêu ban gần 1.000 cán bộ ảnh 1

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Trường Phong

Theo ông Chung, cùng với việc xây dựng đề án vị trí việc làm, thành phố Hà Nội cũng đang rà soát khoảng 400 dự án các ban quản lý dự án đang tiếp nhận.

Trên cơ sở đó, nếu dự án nào không nằm trong chương trình đầu tư công, thành phố Hà Nội sẽ yêu cầu dừng lại. Dự án nào đã hoàn thành, thành phố sẽ tập trung thanh quyết toán, kiểm toán. Với dự án có chủ trương đầu tư, thành phố Hà Nội sẽ đôn đốc sớm triển khai.

Trước đó, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội có báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ của 5 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành của thành phố gồm có: Ban Quản lý Dự án dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án giao thông, Ban Quản lý dự án NN&PTNT, Ban Quản lý dự án văn hóa xã hội, Ban Quản lý dự án cấp nước, thoát nước và môi trường.

Đại diện HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, các Ban Quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động (kinh phí hoạt động trích theo tỉ lệ trên kế hoạch vốn được giao).

Đặc biệt, một số Ban Quản lý dự án chưa đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017. Do vậy, Ban Quản lý dự án phải trình UBND thành phố Hà Nội ứng trước ngân sách. Trong đó, Ban Quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thông đã được thành phố hỗ trợ 1,4 tỷ đồng và tạm ứng ngân sách thành phố 6,2 tỷ đồng; Ban quản lý dự án giao thông dự kiến chỉ đủ chi phí hoạt động đến hết quý 3/2017.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên được Ban Kinh tế ngân sách HĐND thành phố Hà Nội chỉ rõ là do số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao triển khai. Ngoài ra, thành phố chưa kịp hướng dẫn, quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trong quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý của ban quản lý dự án.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.