Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chuyện chân dài, chân ngắn làm bạn trẻ lầm lạc

Chuyện chân dài, chân ngắn làm bạn trẻ lầm lạc
TP - Hàng ngày tôi đọc rất nhiều thông tin báo chí. Sáng ra xem truyền hình, đọc báo giấy, báo điện tử. Trưa đọc báo, tối xem chương trình thời sự, tối muộn lại đọc thêm báo mạng. Tôi đã chuyển dần từ đọc báo giấy sang báo điện tử vì báo điện tử nhanh hơn, ngoài thông tin báo chủ động đưa ra, tôi cũng có thể biết được phản ứng của bạn đọc về thông tin đó dựa vào phần bình luận.

Thông tin báo chí hiện nay rất phong phú. Báo chí đưa tin về các kỳ họp Quốc hội, họp Chính phủ và các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đầy đủ, người dân có thể nắm bắt các chủ trương lớn. Báo chí cũng thông tin về mọi mặt đời sống, trong đó có các vấn đề bức xúc hàng ngày về giao thông, giáo dục, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn hoá - xã hội…

Tuy nhiên, báo chí hiện nay có một số điểm tôi cho là chưa được. Thứ nhất, báo chí chưa thực sự đưa đến nơi đến chốn các vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. Điều này thực sự không có lợi cho dư luận xã hội. Các quyết sách khi ban hành không nhận được sự đồng thuận của người dân. Vì người dân, báo chí phản ánh nhiều vụ việc tiêu cực. Báo chí là lực lượng tiên phong nên cần phản ánh tới nơi tới chốn vấn đề này để ngăn chặn quyền lực cá nhân biến thành tham nhũng.

Thứ hai, điều tôi trăn trở là báo chí đưa quá nhiều thông tin chân dài chân ngắn, đại gia, thiếu gia phản cảm. Tác hại của việc này làm cho thanh niên cảm thấy lung lạc ý chí. Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng lập nghiệp bằng con đường người mẫu, chân dài lấy đại gia sẽ tốt hơn việc lập nghiệp bằng con đường học hành, làm việc đàng hoàng.

Cuối cùng, báo chí còn thiếu những câu chuyện về người nghèo. Vì sao người nghèo được cho cái cần câu rồi mà vẫn không câu được cá là chuyện cần được báo chí phản ánh, lý giải. Ngay cả việc các tổ chức thiện nguyện tự phát họ làm được rất nhiều việc tốt cũng cần phản ánh để Nhà nước không còn quá lo lắng về việc lập hội hay tụ tập đông người.

Nhân ngày kỷ niệm của người làm báo, tôi mong báo Tiền Phong luôn đi trước mở đường đúng như tên gọi của tờ báo.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.